Mái tóc tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chất sừng keratin, thành phần chính tạo nên sợi tóc dễ bị tác động, lão hóa khi sức khỏe suy yếu.

Mái tóc phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể. Nếu bạn để ý tới những thay đổi ở tóc sẽ biết được tình trạng sức khỏe.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)



Tóc khô, mỏng, rụng

Tóc mỏng đi nhiều nếu cơ thể thiếu sắt hoặc protein, hay gặp ở những người bị rối loạn về ăn uống. Đó là do tình trạnh thiếu dinh dưỡng đã buộc cơ thể phải hao tổn lượng protein bằng cách hạn chế sự mọc tóc. Tóc rụng quá nhiều có liên quan đến stress hoặc mất cân bằng nột tiết tố liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang, hay bệnh về tuyến giáp.

Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn rối loạn về tuyến giáp hay rối loạn nội tiết hoặc có triệu chứng cụ thể, thì nên đi khám để được điều trị tốt. Khi đã kiểm soát được bệnh thì tóc sẽ mọc trở lại. Dùng một số loại thuốc, ví dụ thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm cũng gây rụng tóc.

Tóc bị nhờn, chẻ ngọn, thưa và bạc sớm

Dấu hiệu phản ánh cơ thể đang thiếu chất. Tóc thưa là do thiếu sắt, kẽm, protein và vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Chế độ ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất khiến tóc thiếu protein để nuôi dưỡng nên càng ngày càng khô, chẻ ngọn và xơ.

Tóc yếu

Tóc sẽ mất sự bóng mượt nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước. Khi bạn thấy nóng trong người, thiếu năng lượng, tóc xỉn màu đi, đổ mồ hôi ban đêm thì có thể do thiếu nước. Tóc thiếu nước cũng dễ gãy.

Tóc bạc gần trán

Những ai có bệnh ở dạ dày như đau rát dạ dày, đau bụng, trướng bụng, nhạt miệng hay táo bón, thì tóc gần trán hay bị bạc.

Tóc bạc ở hai bên mai

Những người bị nóng gan thường biểu hiện nóng tính, khó chịu, khô miệng, đắng miệng, khô lưỡi, mắt cay, dần dần sẽ khiến tỳ vị bị thương tổn. Họ sẽ bị bạc tóc ở hai bên mai.

BS. Ngô Văn Tuấn (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.