Mã số vùng trồng sẽ được cấp... online

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, trong đó, sẽ số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).

Chọn hai lĩnh vực đột phá để chuyển đổi số nông nghiệp

Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên đồng bộ hóa dữ liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho hay, trước mắt, trong năm 2022, Cục sẽ xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.

Về quản lý và cấp mã số vùng trồng sẽ xây dựng hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng; việc số hóa quy trình cấp mã số vùng trồng, theo ông Cường, sẽ giao cho địa phương nên địa phương cần chủ động.

Ông Cường kiến nghị cần xây dựng một phần mềm chung tránh mỗi địa phương làm một kiểu. Bên cạnh đó, địa phương cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn tạo động lực cho người dân tham gia.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ NNPTNT sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, thực hiện số hóa trong từng lĩnh vực chuyên ngành: Đất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, thủy lợi, phòng, chống thiên tai…

Trước mắt, ưu tiên xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng. Ban hành hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng.

Số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online); xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi.

Đáng chú ý, theo kế hoạch, Bộ NNPTNT sẽ xây dựng và phổ biến từ 2 - 3 mô hình "mẫu" về sản xuất, kết nối nông nghiệp thông minh có quy mô vùng, chuyên canh, sản xuất quy mô công nghiệp.

Ứng dụng công nghệ số trong dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác; xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến "Mỗi người nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số".

 

Trong năm 2022, Cục Trồng trọt sẽ xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt. Ảnh: T.L
Trong năm 2022, Cục Trồng trọt sẽ xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt. Ảnh: T.L


Ngoài ra, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ NNPTNT cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách, cơ chế quản lý, điều hành; xây dựng chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược lồng ghép nội dung về chuyển đổi số nông nghiệp; tạo điều kiện thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng số hóa, xây dựng nông thôn mới thông minh trên cả nước.

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong chuyển đổi số nông nghiệp.

Chuyển đổi số phải đồng bộ

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến: "Muốn thực hiện chuyển đổi số thành công thì phải đồng bộ, tích hợp được dữ liệu, tạo sự liên thông, do vậy đây không chỉ là nhiệm vụ của Bộ NNPTNT mà là của cả ngành nông nghiệp" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Theo kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp mà Bộ NNPTNT đặt ra cho năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ đẩy mạnh việc hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của bộ, ngành ở T.Ư và địa phương, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số...

Tạo điều kiện, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, tài trợ, tăng cường nghiên cứu các công nghệ số, phát triến các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số, tạo ra các dịch vụ nội dung số về nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ xã hội, phát triển nền kinh tế số.

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản, phát triển ngành nghề, dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn trên nền tảng trực tuyến (Diễn đàn kết nối nông sản 970) và trên cơ sở dữ liệu cung cầu của các tổ công tác của Ban chỉ đạo phát triển thị trường nông sản, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, các bộ, ngành và địa phương.

Ngoài ra, Bộ NNPTNT sẽ xây dựng chương trình khung đào tạo về công nghệ số, chuyển đổi số cho hệ thống các trường thuộc bộ. Phối hợp với các bộ, ngành triển khai chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, chuyển đổi số ngành nông nghiệp cần một tầm nhìn xa, phải bắt đầu nông dân và phải dựa trên nên tảng số, dữ liệu số.

Mọi chính sách đều hướng đến nông dân, nông thôn doanh nghiệp, hợp tác xã và mọi nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

 

https://danviet.vn/ma-so-vung-trong-se-duoc-cap-online-20211215164010244.htm
 

Theo Khánh Nguyên  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.