Lực lượng vũ trang tỉnh viết tiếp những chiến công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (7/11/1945-7/11/2024), các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Gia Lai luôn giữ vững truyền thống 16 chữ vàng “Đoàn kết chiến đấu-Kiên cường bám trụ-Trưởng thành nhanh chóng-Chiến thắng vẻ vang”.

Kế thừa truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đang nỗ lực viết tiếp những chiến công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 7-11-1945, LLVT tập trung của tỉnh Gia Lai được thành lập (Chi đội 5), lấy tên là Chi đội Tây Sơn (tương đương cấp trung đoàn).

Chi đội gồm các đơn vị vũ trang tập trung được xây dựng sau ngày khởi nghĩa ở An Khê, Pleiku, Kon Tum mà nòng cốt là các đội viên du kích Ba Tơ (một bộ phận của Chi đội Phan Đình Phùng, tỉnh Bình Định), các trung đội thuộc bộ đội Nam tiến của tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình tăng cường cho Gia Lai. Từ đó, ngày 7-11 hàng năm trở thành ngày truyền thống của LLVT tỉnh Gia Lai.

Những chiến công hiển hách

Ngay sau khi thành lập, LLVT tỉnh vừa tham gia chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng để cùng quân và dân cả nước lập nên những chiến công vang dội. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và 21 năm chống đế quốc Mỹ, LLVT Gia Lai phối hợp với bộ đội chủ lực đã đánh 13.500 trận, tiêu diệt và làm bị thương 72.000 tên địch, phá hủy trên 8.500 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 1.700 máy bay, đánh sập 1.270 nhà lính, 800 lô cốt, 133 hầm ngầm, 2 khu radar; đánh sập hỏng 119 cầu, 14 cống, 1.670 m ống dẫn dầu; đốt cháy 45 kho xăng; phá hủy 228 kho đạn, 310 pháo lớn; thu hàng chục ngàn khẩu súng các loại.

Lực lượng vũ trang tỉnh đã lập nên những chiến công vang dội. Nhiều làng, xã chiến đấu đã trở thành điển hình, kiểu mẫu như: Ya Hội, Đất Bằng, Làng kháng chiến Stơr gắn liền với tên tuổi của những người con ưu tú như: Đỗ Trạc, Vi Dân, Ngô Mây, Wừu, Đinh Núp, Kpă Klơng… góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

anh-2.jpg
Chiến sĩ mới tuyên thệ trước cờ Quyết thắng. Ảnh: H.B

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, ngày 6-11-1978, LLVT tỉnh được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Ngoài ra, toàn tỉnh có 53 tập thể, 21 cá nhân được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân, 226 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Lực lượng vũ trang tỉnh được trao tặng 10 Huân chương Thành đồng hạng nhất, nhì, ba trong các năm từ 1965 đến 1973; 30 Huân chương Quân công qua các thời kỳ kháng chiến và hàng ngàn danh hiệu, phần thưởng cao quý khác.

Vết thương chiến tranh chưa kịp lành, cuộc sống của Nhân dân ta còn biết bao khó khăn thì tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary đã đẩy cả dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt chủng, đồng thời công khai chống phá quyết liệt cách mạng Việt Nam. Chúng đưa quân lấn chiếm biên giới trên bộ, tàn sát đồng bào ta.

Lực lượng vũ trang cùng với đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai tiếp tục kề vai sát cánh trên trận tuyến mới: khắc phục hậu quả chiến tranh, truy quét FULRO; bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Ngày 7-1-1979, bộ đội Việt Nam đã tiến công giải phóng Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của kẻ thù, bảo vệ vững chắc vùng biên giới của Tổ quốc, góp phần giải phóng Nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, giúp bạn hồi sinh đất nước.

Xây dựng LLVT vững mạnh toàn diện

Kế thừa truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, ngày nay, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh luôn quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, trực tiếp là Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương.

Trong đó, chú trọng xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ; xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; huấn luyện, diễn tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu; giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, xóa đói giảm nghèo; thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng-chống dịch bệnh và nhiều việc làm thiết thực khác.

anh-5.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đại đội Trinh sát-Cơ giới trực sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: H.B

Trong giai đoạn 2019-2024, LLVT tỉnh đã thực hiện tốt các khâu đột phá để đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập từ cấp tỉnh đến cấp xã; xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật.

Hàng năm, trên 95% tổ chức Đảng và 93,2% đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; giữ vững 100% chi bộ quân sự có chi ủy, tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ đạt 30,74%, thôn đội trưởng là đảng viên đạt 94,48%.

Xây dựng, sửa chữa 128 nhà làm việc riêng cho Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã; đến nay, 93,2% Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã có nhà làm việc riêng. Công tác tuyển quân luôn đạt 100% chỉ tiêu được giao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ số lượng, độ tin cậy cao.

Cùng với đó, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh luôn làm tốt công tác đối ngoại quân sự với chính quyền, LLVT và Nhân dân các tỉnh giáp ranh của Campuchia với tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, đoàn kết thủy chung, coi “giúp bạn là tự giúp mình”, son sắt, chí nghĩa, vẹn tình.

Có thể bạn quan tâm

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Việc tổ chức lại cơ quan quân sự địa phương theo mô hình mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài trong xây dựng quân đội nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai (mới) “tinh, gọn, mạnh” nói riêng.

Trường Quân sự Quân đoàn 34: Hướng đến chính quy, thông minh, hiện đại

Trường Quân sự Quân đoàn 34: Hướng đến chính quy, thông minh, hiện đại

Trong hai ngày 24 - 25.6, Ðảng ủy Trường Quân sự Quân đoàn 34 sẽ tổ chức Ðại hội đại biểu Ðảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ðây là dấu mốc đặc biệt quan trọng, khởi đầu cho quá trình xây dựng và phát triển của đơn vị; hướng đến mục tiêu xây dựng nhà trường “Chính quy, thông minh, hiện đại”, đáp ứng yêu cầu,
Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

null