Lợn thả rông ở buôn Nung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Trong ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, P.V Báo Gia Lai đã có dịp về buôn Nung, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai để ghi nhận về loài lợn thả rông đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.
Không biết tự bao giờ, mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió đã có việc gia súc quây quần và gần như sống chung với chủ nhà. Sở dĩ nói sống chung vì tập tục của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ở nhà sàn, chủ nhà sẽ tận dụng khoảng trống ở dưới để làm chuồng nuôi nhốt hoặc làm chỗ ngủ cho các loài gia súc, trong đó có loài lợn thả rông đặc biệt này. 
Lợn con mới sinh ra có màu đen, khoang trắng hoặc sọc dưa giống lợn rừng. Ảnh: Chí Hào
Lợn con mới sinh ra có màu đen, khoang trắng hoặc sọc dưa giống lợn rừng. Ảnh: Chí Hào
Đến với buôn Nung trong ngày mùng 2 Tết, ngay từ đầu buôn, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chú lợn chạy “xẹt” qua lại trên đường để kiếm ăn, có khi chỉ là vui đùa cùng nhau. Đây là buôn có 132 hộ dân nằm giáp với cánh rừng nên hầu như nhà nào cũng nuôi lợn thả rông. Nhà ít thì 3 đến 5 con, nhà nhiều hơn chục con. Lợn thả rông thường có 1 con đực đầu đàn và nhiều con cái, lợn con mới sinh ra có màu đen, khoang trắng hoặc sọc dưa giống lợn rừng. Lợn thả rông nên rất linh hoạt, người dân muốn bắt thịt phải huy động khoảng 5 thanh niên khoẻ mạnh trong làng để quây bắt. 
Lợn đực đã nhiều năm tuổi và có nanh như heo rừng. Ảnh: Chí Hào
Lợn đực đã nhiều năm tuổi và có nanh như heo rừng. Ảnh: Chí Hào
Đặc trưng của loài lợn thả rông là hoạt động tự nhiên nên khá chậm lớn. Bù lại, chúng có khả năng kháng dịch bệnh tốt, thịt của loài lợn này rất săn chắc, thơm ngon nên được những người sành ăn ưa chuộng, tìm mua. Chị Rô H'Nhơm (31 tuổi, buôn Nung, xã Chư Drăng) cho biết: Không biết loài lợn này có từ bao giờ, từ thời ông bà tổ tiên mình đã có loài lợn này. Giống lợn này không ưa nuôi nhốt và hầu như không cần phải cho ăn. Ban ngày chúng tự đi kiếm ăn và chỉ về nhà ngủ vào buổi tối. “Gia đình mình có 2 con lợn cái sắp đẻ. Rẫy phải ở xa chứ không chúng ủi phá hết. Giống lợn này ít khi đau ốm, con cái khoảng 10 kg đã động đực và bắt đầu sinh sản được. Lợn nhà mình mỗi lứa đẻ được khoảng 10 con”-chị Rô H’Nhơm nói.
Lợn thả rông tự đi kiếm ăn và chỉ về ngủ vào buổi tối. Ảnh: Chí Hào
Lợn thả rông tự đi kiếm ăn và chỉ về ngủ vào buổi tối. Ảnh: Chí Hào
Lợn thả rông gắn bó mật thiết với đời sống cư dân Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Sức sống mãnh liệt, khả năng chống dịch bệnh và thường sống quây quần theo số đông của loài lợn này đã giúp chúng tồn tại và gắn liền với đời sống của các dân tộc Tây Nguyên dù trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử. Phảng phất đâu đó trong sức sống mãnh liệt của loài vật này là tinh thần tự lực, tự cường mạnh mẽ của cả Tây Nguyên đại ngàn.
Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.