Lợn chết hàng loạt sau khi tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hàng loạt con lợn có dấu hiệu phản ứng thuốc, bỏ ăn, nóng sốt rồi chết sau khi được tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi.
Lợn chết hàng loạt sau khi tiêm vaccine

Ông Vương rầu rĩ khi chứng kiến cảnh hàng loạt con lợn nhà mình bị chết sau khi tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi.
Ông Vương rầu rĩ khi chứng kiến cảnh hàng loạt con lợn nhà mình bị chết sau khi tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi.
Gia đình ông Lê Hùng Vương (xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa) nuôi được 48 con lợn. Sau khi Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên thông báo về việc tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi, ông Vương đã mua vaccine để tiêm phòng cho 34 con lợn của nhà mình vào ngày 14.8. Sau khi tiêm 7 ngày, đàn lợn bắt đầu có dấu hiệu nóng sốt, bỏ ăn, ho ra máu rồi chết.

34 con lợn nhà ông Vương lăn ra chết sau khi tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi.
34 con lợn nhà ông Vương lăn ra chết sau khi tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi.
Theo ông Vương, còn 14 con lợn chưa tiêm vaccine hoàn toàn bình thường, còn những con đã tiêm thì đều bị chết hết, ước tính thiệt hại trên 200 triệu đồng.
Ông Vương cho rằng, lợn nhà ông bị chết là do tiêm vaccine nên yêu cầu đơn vị sản xuất vaccine bồi thường thiệt hại để ông có điều kiện tái đàn.
Tương tự trường hợp của ông Vương, tại thôn Định Thành (xã Hòa Định Đông), còn có 11 hộ dân khác cũng vừa tiến hành tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn của mình. Sau khi tiêm từ 5-7 ngày, các con lợn đều bỏ ăn, nóng sốt rồi chết.

Chị Thuận xót xa khi đàn lợn sau khi tiêm vaccine đều lăn ra chết.
Chị Thuận xót xa khi đàn lợn sau khi tiêm vaccine đều lăn ra chết.
​Chị Trần Đình Thuận (thôn Định Thành, xã Hòa Định Đông) cho hay, đợt tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi này, nhà chị tiêm cho 28 con. Trước khi tiêm, lợn đều khỏe mạnh bình thường. Sau khi tiêm thì hầu hết lợn chết nên phải đem đi tiêu hủy toàn bộ, thiệt hại ước tính trên 150 triệu đồng. Chị Thuận mong muốn cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân lợn chết để bồi thường thiệt hại cho chị để tái đàn.
Nguyên nhân lợn chết hàng loạt sau khi tiêm vaccine
​Thông tin về sự việc trên, ông Dương Bá Trực - cán bộ thú y xã Hòa Định Đông (huyện Phú Hòa) - cho hay, việc tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi được triển khai trên địa bàn xã vào ngày 13 và 14.8 với tổng cộng trên 150 con của 12 hộ dân tại thôn Định Thành.
"Người dân đăng ký mua tại Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, sau đó cán bộ thú y tiến hành tiêm hoặc người dân tự tiêm cho lợn. Sau khi có hiện tượng lợn chết, lãnh đạo địa phương và cơ quan chuyên môn đã yêu cầu cho tạm dừng tiêm để tìm hiểu nguyên nhân" - ông Trực thông tin thêm.
​Theo ông Nguyễn Ngọc Đức - Quản lý Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Hòa, người dân trên địa bàn huyện Phú Hòa đăng ký khoảng 225 liều để tiêm cho lợn. Sau khi tiêm đợt đầu, đã xảy ra tình trạng lợn bỏ ăn rồi chết. Do vậy, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Hòa đã phối hợp với cán bộ công ty sản xuất vaccine đi kiểm tra, khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân. Qua nhận định ban đầu, lợn chết là do phản ứng sau khi tiêm.
Ông Nguyễn Văn Lâm - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên - cho biết, vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi vừa được Chi cục triển khai cho người dân tại các địa phương có tên là NAVET-ASFVAC (vaccine dịch tả lợn Châu Phi nhược độc đông khô) do Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương Navetco sản xuất. Loại vaccine này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận lưu hành từ tháng 5.2022. Chi cục mua lại vaccine của công ty rồi bán lại cho người dân.
Thống kê, các hộ dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã tiêm cho 595 con lợn. Sau khi tiêm, có 131 con lợn bỏ ăn, trong đó có nhiều con lợn đã chết, tập trung chủ yếu tại huyện Phú Hòa.
Theo Hoài Luân (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.