Loạt sản phẩm sữa giả 'bay màu' khỏi kênh phân phối, HIUP bị điểm tên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Loạt sản phẩm sữa bột giả không còn xuất hiện trên quầy kệ kênh phân phối, cũng như truy cập được vào đường link bán hàng trên kênh online.

Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến người tiêu dùng hoang mang.

Người tiêu dùng đang khá hoang mang trong lựa chọn sản phẩm sữa bột
Người tiêu dùng đang khá hoang mang trong lựa chọn sản phẩm sữa bột

Bước đầu cơ quan công an xác định từ tháng 8-2021 đến nay, Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay, 2 công ty trên đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại.

Trong gần 600 loại sữa làm giả gồm cả sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.

Ngay sau thông tin phát hiện đường dây sản xuất sữa giả, nhiều nhãn sữa đã "bay màu" khỏi kênh phân phối offine và online như: Cilonmum, Talacmum, NewSure Colos 24H Kid Plus; Baby Care Colostrum Kid; Bold Milk…

Cùng với đó, người dùng cũng réo tên, quay lưng với sản phẩm sữa HIUP.

Chị P.T., chủ cửa hàng sữa trên đường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, khẳng định không bán các dòng sản phẩm bị cáo buộc là sữa giả, dù trước đó một số nhà tiếp thị có đến cửa hàng mời nhập.

Sữa HIUP bị điểm tên vì quảng cáo sai sự thật
Sữa HIUP bị điểm tên vì quảng cáo sai sự thật

Tuy nhiên, chị P.T. cho hay hôm nay nhiều khách hàng quen có đến cửa hàng để hỏi về việc trả lại sản phẩm sữa HIUP do nghi ngại về chất lượng.

"Tôi phải giải thích với khách hàng rằng sản phẩm sữa này không liên quan tới đường dây sản xuất sữa giả vừa bị Bộ Công an phát hiện. Sản phẩm bị réo tên vì trước đó bị phạt do vi phạm về quảng cáo" - chị P.T cho biết.

2 ngày qua, nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng từng tham gia quảng cáo các dòng sữa đa công dụng bị cộng đồng mạng gọi tên, trong đó có BTV Quang Minh, Vân Hugo… được nhắc đến khi tham gia quảng cáo cho dòng sữa HIUP - dòng sản phẩm bị phạt do vi phạm về quảng cáo.

Trước đó, ngày 21-3-2024, Sở Y tế Hà Nội đã có Quyết định 75 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Kinh doanh và công nghệ Alama Việt Nam (công ty Alama Việt Nam) vì hành vi quảng cáo sai sự thật về công dụng của sản phẩm sữa HIUP 27.

Theo Tin, ảnh: Thùy Linh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vụ thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Điểm tên những mặt hàng đã bán ra thị trường

Vụ thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả: Điểm tên những mặt hàng đã bán ra thị trường

Từ năm 2020 đến nay, hàng loạt sản phẩm trong đường dây làm giả thực phẩm chức năng, thiết bị y tế đã được bán ra thị trường. Đáng chú ý, đây là các loại thực phẩm chức năng gắn mác sản xuất tại nước ngoài như Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ...

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.