Lơ Ku: Cam kết không tiếp tay cho tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 8-4, UBND xã Lơ Ku (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cam kết giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã. 
Xã Lơ Ku có 9 thôn, làng với 751 hộ, 3.249 khẩu. Toàn xã có 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, người dân tộc Bahnar chiếm 60%. Bà con còn giữ nhiều tập tục lạc hậu, nhất là tình trạng tảo hôn.
Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn xã có 27 trường hợp tảo hôn. Tình trạng tảo hôn chủ yếu xảy ra trong đồng bào dân tộc Bahnar ở các làng Chợch, Đak Kjông, Tăng, Lơ Vi, Kbông, Bôn và làng Lơk. Hiện ở 7 làng này có 44 ông mai, bà mối. 
Tại hội nghị, các Bí thư Chi bộ và trưởng thôn đã tiến hành ký cam kết “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; ông mai, bà mối ký cam kết “Không tổ chức mai mối cho người chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn”.
Bí thư và trưởng thôn, làng ở xã Lơ Ku, huyện Kbang ký cam kết “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. Ảnh An Phát
Các Bí thư Chi bộ và trưởng thôn ký cam kết “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”. Ảnh: An Phát
Theo Chủ tịch UBND xã Lơ Ku Hồ Xuân Dương, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của các ông mai, bà mối trong việc cam kết, tuyên truyền, vận động và từ chối mai mối đối với những người chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, cần chú trọng các giải pháp can thiệp nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng của các em học sinh, nhất là trẻ em gái; khuyến khích, tạo điều kiện để các em được đi học trung học chuyên nghiệp, học nghề, bố trí việc làm. Cùng với đó là các biện pháp mang tính phòng ngừa như truyền thông, tư vấn, vận động thay đổi nhận thức, tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí.
AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.