Lên kịch bản ứng phó châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, châu chấu sa mạc đã gây hại tại Pakistan, cuối tháng 5 đã xâm nhập vào phía Bắc và phía Tây Ấn Độ và có nguy cơ di chuyển qua Ấn Độ xuống khu vực các nước Bangladesh, Myanmar, Lào hoặc các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và vào Việt Nam.
Nếu dịch bùng phát tại các khu vực kể trên, sẽ đe dọa trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam. 
 
Một bầy châu chấu tại khu vực làng Lerata ở Samburu, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, việc theo dõi việc hình thành đàn, thời gian và hướng di cư của đàn châu chấu sa mạc ở Pakistan và tình hình xâm nhập của chúng trên lãnh thổ Ấn Độ, Bangladesh, đặc biệt là Myanmar, Trung Quốc và Lào là rất quan trọng đối với Việt Nam. Bộ đặt ra 3 mốc cảnh báo: cảnh báo xa, cảnh báo gần và khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam.
Với cảnh báo xa là khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào phía Nam Ấn Độ, Bangladesh. Trong trường hợp này, Bộ sẽ tăng cường hợp tác quốc tế với FAO cũng như với các quốc gia có chung đường biên giới để trao đổi thông tin thường xuyên, chính xác; thiết lập kênh thông tin với FAO, Trung Quốc, Ấn Độ để nhanh chóng nắm bắt thông tin khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào các quốc gia này và có các phương án phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả.
Bộ cũng sẽ xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật, phương tiện, phương pháp phun trừ châu chấu sa mạc; xác định khả năng sử dụng các thiết bị vô tuyến để giám sát đàn châu chấu khi đang bay; xây dựng phương án thiết lập kênh thu thập thông tin từ nhân dân, kênh báo cáo từ địa phương lên Trung ương. Đồng thời, Bộ tổ chức dự trữ quốc gia thuốc bảo vệ thực vật trừ châu chấu.
Khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Ấn Độ hoặc gần hơn là Bangladesh lập tức chuyển sang chế độ cảnh báo gần.
Khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Myanmar, Trung Quốc (Vân Nam) hoặc Lào là nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam rất nhanh chóng. Khi đó, phương án thành lập Ban chỉ đạo phòng chống châu chấu sa mạc ở Trung ương và địa phương (các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc và Lào) sẽ được triển khai; đồng thời, cảnh báo, thông tin tuyên truyền rộng rãi về nhận biết châu chấu và biện pháp phòng, chống.
Ngành nông nghiệp sẽ ứng dụng bản đồ gió theo thời gian thực xác định hướng di chuyển của đàn châu chấu để cảnh báo các địa phương; chuẩn bị nguồn lực để phòng chống châu chấu sa mạc, phương án bảo vệ con người và môi trường khi phun thuốc diện rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng sử dụng radar quân sự phát hiện sớm đàn châu chấu khi chúng mới di chuyển đến Việt Nam.
Trong trường hợp châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam mà không qua các nước kể trên thì lập tức chuyển sang phương án phòng, chống trực tiếp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ra văn bản chỉ đạo phòng trừ châu chấu sa mạc đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ; cảnh báo về châu chấu sa mạc trên toàn quốc; thông tin tuyên truyền rộng rãi về nhận biết châu chấu và biện pháp phòng chống.
Khi đó sẽ lập tức thành lập Ban chỉ đạo phòng chống châu chấu sa mạc ở Trung ương do lãnh đạo Bộ là Trưởng ban và ở địa phương (các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, Lào hoặc tỉnh bị nhiễm châu chấu sa mạc) do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban. Trong trường hợp dịch trên diện rộng, khả năng phải huy động quân đội thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo.
Ngành sẽ huy động tối đa nguồn lực để phòng chống châu chấu sa mạc; xây dựng phương án bảo vệ hoa màu, tài sản tại chỗ cũng như sinh kế của người dân tại vùng bị châu chấu sa mạc xâm nhập, gây hại.
Về nguyên tắc dập dịch châu chấu sa mạc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khi đàn châu chấu mới xâm nhập là châu chấu trưởng thành, di chuyển nhanh và gây hại mạnh nên áp dụng biện pháp phun bao vây bằng máy bay, nhất là các khu vực xa khu dân cư, chuồng trại, nguồn nước. Những diện tích còn lại huy động nhân lực, các loại bình phun, máy phun để phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Trường hợp châu chấu xâm nhập, đẻ trứng phải xử lý thuốc sinh học hoặc hóa học trong trường hợp châu chấu non mới nở còn co cụm và chưa bay nhảy mạnh.
Trong trường hợp đàn châu chấu sa mạc xâm nhập quy mô lớn, khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa đến an ninh lương thực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phải phối hợp với Bộ Quốc phòng để sử dụng phương tiện (máy bay phun thuốc trừ sâu), trang thiết bị và nhân lực để dập dịch.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đàn châu chấu sa mạc tại Đông Phi với số lượng ước tính hàng trăm triệu con (gồm nhiều đàn với số lượng khoảng 150 triệu con/đàn) bao phủ khoảng 2.400 km2, di chuyển giữa quốc gia Đông Phi với tốc độ khoảng 13 km/h, tàn phá cây trồng và các nguồn thực phẩm khác, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh hàng không. Nếu không được kiểm soát, sẽ có tới 60 quốc gia bị ảnh hưởng, 1/5 diện tích đồng cỏ, hoa màu trên thế giới bị tàn phá, đe dọa an ninh lương thực cho hàng trăm triệu người. 
Theo FAO, tại khu vực Đông Phi và bán đảo Ả Rập châu chấu sa mạc vẫn đang tiếp tục sinh sản và nhân đàn; tại khu vực Tây Nam Á châu chấu đang hình thành các đàn nhỏ tại khu vực đẻ trứng hàng năm, cá biệt tại Ấn Độ do chịu ảnh hưởng của những đợt gió mạnh bởi siêu bão Andama trong tháng 5/2020 nên một số đàn châu chấu đã di chuyển từ khu vực sinh sản tại khu vực giáp biên giới Pakistan tới phía Bắc và miền Trung Ấn Độ. 
Châu chấu sa mạc có khả năng tiếp tục di cư sang các nước khu vực Nam Á (Pakistan, Ấn Độ,…) trong tháng 6 - 7/2020 theo hướng gió mùa Tây Nam và gió Tây, từ đó có thể xâm nhập vào nước ta.
Bích Hồng (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.