Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018:Hứa hẹn hấp dẫn du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO) - Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018 (diễn ra từ ngày 10 đến 13-11-2018) hứa hẹn sẽ có rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh ngắm hoa, leo núi, tham gia các môn thể thao truyền thống hay thưởng thức cồng chiêng và ẩm thực bản địa, du khách còn được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn dù lượn của các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Dù lượn Hà Nội...
 

 

Ngắm Chư Đăng Ya từ trên cao

Ngắm Chư Đăng Ya từ trên cao. (Ảnh nguồn internet)
Ngắm Chư Đăng Ya từ trên cao. (Ảnh nguồn internet)



Đó là ý tưởng để CLB Dù lượn Hà Nội quyết định tham gia Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018. Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya vào khoảng thời gian cuối năm với sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ chính là điểm nhấn thu hút không chỉ du khách thập phương mà cả những phi công dù lượn khi thỏa sức thưởng lãm khung cảnh tuyệt mỹ của đất trời từ trên cao.

Mặc dù không cao bằng nhiều điểm bay khác trong cả nước mà CLB từng đến, song cảnh sắc nơi đây khiến cho Chư Đăng Ya trở nên đặc biệt. Anh Nguyễn Quang Chuẩn-Phó Chủ nhiệm CLB Dù lượn Hà Nội-cho biết: “Câu lạc bộ đã 2 lần đến bay thử nghiệm tại núi lửa Chư Đăng Ya. Chúng tôi nhận thấy đây là một điểm bay mới rất thú vị nhưng chưa được nhiều người biết đến. Chư Đăng Ya có thuận lợi là đường lên núi rất dễ đi. Với độ cao của ngọn núi này (gần 900 m) thì mỗi lần bay có thể kéo dài vài phút. Dự tính sẽ có khoảng 20 phi công dù lượn từ 3 miền sẽ hội tụ về biểu diễn tại lễ hội. Chúng tôi rất vui vì nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo địa phương. Chỉ cần thời tiết ủng hộ nữa là sẽ thành công”.

Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm nay còn có thêm rất nhiều chương trình hấp dẫn du khách. Không chỉ đến tham quan, ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực địa phương, các màn biểu diễn cồng chiêng, du khách còn có thể tham gia các trò chơi vận động như đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo, giã gạo, kéo co. Với những ai yêu thích khám phá thì đây chính là dịp tuyệt vời để được tìm hiểu các phong tục, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai như lễ mừng lúa mới; được trực tiếp trải nghiệm tạc tượng gỗ dân gian, dệt thổ cẩm, đan lát, chế tác nhạc cụ dân tộc… cùng những nghệ nhân tiêu biểu của địa phương. Lễ hội càng thêm phần sôi động với cuộc thi chinh phục núi lửa hay “Hội thi tiếng hót chim chào mào” do Hội Chim chào mào Gia Lai và Kon Tum tổ chức.

Chuẩn bị tỉ mỉ

Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm nay là một trong những nội dung của Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ tổ chức tại Gia Lai từ ngày 9 đến 11-11. Vì vậy, khâu chuẩn bị đang được huyện Chư Pah đặc biệt chú trọng.

 Du khách tham gia trò chơi tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2017. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Du khách tham gia trò chơi tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2017. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc



Sau khi thành lập Ban tổ chức lễ hội, các tiểu ban đã bắt tay vào triển khai một số công việc cụ thể. Để tạo nên không gian mới, phù hợp hơn cho khuôn viên của lễ hội, huyện đã xây dựng phương án di dời nhà rông làng Ia Gri về địa điểm mới, dựa lưng vào núi lửa. Không gian lễ hội sẽ diễn ra ở phía trước nhà rông. Huyện cũng đã hoàn thành việc san gạt mặt bằng, làm đường bê tông lên đến chân núi lửa; phát dọn và trồng hoa dã quỳ dọc 2 bên đường lên xuống; sửa chữa khuôn viên và trồng cây xanh xung quanh nhà rông làng Ia Gri; vận động và chọn một số hộ dân phục vụ cho khách có nhu cầu ở lại qua đêm trong thời gian diễn ra lễ hội…

Anh Rơ Châm Mruych-Bí thư Huyện Đoàn Chư Pah-chia sẻ: “Ngoài việc chuẩn bị các trò chơi tại lễ hội, Huyện Đoàn cũng đã phối hợp với Đoàn Thanh niên xã Chư Đăng Ya thực hiện một số phần việc như: vệ sinh thu gom rác thải các tuyến đường dẫn vào khu vực lễ hội, trồng hoa dã quỳ… Chúng tôi cũng sẽ bố trí lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ, tư vấn cho du khách mọi vấn đề trước, trong và sau lễ hội”. Cùng với đó, huyện Chư Pah phát động cuộc thi thiết kế biểu tượng đặt trên núi lửa Chư Đăng Ya, cuộc thi sáng tác thơ và ảnh đẹp về Chư Pah…

Ông Đặng Công Lâm-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, Trưởng ban tổ chức lễ hội-cho biết: “Lễ hội là một phần nội dung trong Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Điều này đặt ra cho huyện Chư Pah nhiệm vụ phải tổ chức thành công hơn năm trước. Việc quy hoạch các khu vực trong lễ hội phải đảm bảo khoa học, hợp lý. Công tác vệ sinh, thu gom rác thải luôn được chú trọng để không gian lễ hội luôn sạch sẽ, văn minh. Vì các con đường dẫn vào khu tổ chức lễ hội khá nhỏ nên việc sắp xếp, điều tiết giao thông cũng được đặc biệt quan tâm”. Cũng theo ông Lâm, gian hàng của các xã tham gia lễ hội phải thống nhất về chất liệu, kích thước, kiểu dáng, tạo nên sự đồng đều, đẹp mắt. Từng xã cũng nhanh chóng chọn lựa cho mình ít nhất một sản phẩm để trưng bày và bán tại lễ hội, góp phần quảng bá sản vật địa phương.

Với sự chuẩn bị tỉ mỉ từ sớm của địa phương và các cấp, các ngành, sự hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Không chỉ vậy, đây còn là cơ sở để nâng tầm sự kiện, tạo dựng thương hiệu du lịch cho Chư Pah nói riêng và Gia Lai nói chung.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).