Lắp đặt "Vườn tượng gỗ Bahnar, Jrai" tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 11-6, Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với UBND xã Biển Hồ (TP. Pleiku) tổ chức lắp đặt mô hình trưng bày “Vườn tượng gỗ Bahnar, Jrai” tại khuôn viên nhà sinh hoạt cộng đồng làng la Nueng (xã Biển Hồ).

Mô hình “Vườn tượng gỗ Bahnar, Jrai” gồm 24 tượng gỗ và cột trang trí, trưng bày với các nhóm tượng mô tả đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, lễ hội, tình cảm gia đình do Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương-Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai) thiết kế.

 “Vườn tượng gỗ Bahnar, JraiNgười dân chụp ảnh tại “Vườn tượng gỗ Bahnar, Jrai”. Ảnh: Bá Bính


Đây là một trong những nội dung thuyết minh nằm trong đề tài “Nghiên cứu và xây dựng Câu lạc bộ nghề truyền thống nhằm đảm bảo phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai”, do Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cùng Thạc sĩ, nghiên cứu viên chính Nông Bằng Nguyên làm chủ nhiệm đề tài. Ủy ban nhân dân TP. Pleiku và Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai là 2 đơn vị phối hợp thực hiện đề tài.

Thông qua mô hình trưng bày nhằm giới thiệu sản phẩm nghề mộc tượng gỗ dân gian tại làng du lịch cộng đồng, góp phần quảng bá các sản phẩm điêu khắc gỗ truyền thống của 2 dân tộc Bahnar, Jrai; giới thiệu giá trị nghệ thuật, văn hóa của loại hình di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc thiểu số tại TP. Pleiku đến đông đảo nhân dân trong tỉnh và du khách trong nước, quốc tế khi đến tham quan, làm việc tại tỉnh Gia Lai nói chung và TP. Pleiku nói riêng. Đồng thời, góp phần giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc của người dân, khuyến khích thế hệ trẻ học nghề truyền thống, biết khai thác tiềm năng di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình để khởi nghiệp, tăng thu nhập và phát triển du lịch văn hóa. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

 

BÁ BÍNH

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.
“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.