Làng của những đứa trẻ không cha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mong một lần được gặp cha, là điều ước lớn nhất của hơn 40 đứa trẻ được sinh ra từ cuộc tình ngoài hôn thú của những cô gái trẻ ở vùng quê nghèo xã Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Theo khảo sát ban đầu của UBND xã Nghi Đồng toàn địa phương này có khoảng 41 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống không có cha và nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng…

 

Vì vắng mẹ, không cha nên anh em Thanh và Tú phải làm những việc nặng nhọc của người lớn.
Vì vắng mẹ, không cha nên anh em Thanh và Tú phải làm những việc nặng nhọc của người lớn.

Bà Đậu Thị Loan, Chủ tịch xã Nghi Đồng chia sẻ: xã có hơn 5.400 dân, lại là vùng đất chiêm trũng chỉ phù hợp với cây lúa nên cuộc sống của người dân quanh năm khốn khó. Cũng bởi vì lý do đó mà phần đông thanh niên ở địa phương sớm phải tha hương để kiếm kế sinh nhai. Nhờ việc đó mà kinh tế của nhiều hộ gia đình trong địa phương cũng được cải thiện đáng kể, nhưng cũng từ đó mà nhiều phụ nữ đi làm ăn trở về với những đứa trẻ không có cha.

Chúng tôi ghé thăm vùng quê này và chứng kiến những hoàn cảnh ái ngại. Có những gia đình có tới 3 đứa con cùng mẹ không cha, như gia đình chị G. ở xóm 7 (xã Nghi Đồng). Kể lại câu chuyện buồn này, bà lão hơn 70 tuổi, được đám trẻ gọi là bà ngoại nhưng phải kiêm luôn trách nhiệm của cha và mẹ ngậm ngùi: những năm đầu 2000 mẹ các em là chị Nguyễn Thị G. (năm nay 40 tuổi) theo nhiều thanh niên tại địa phương vào các tỉnh Tây Nguyên hái cà phê thuê. Ở đây G. quen với một người đàn ông người địa phương rồi nảy sinh tình cảm, đến năm 2002, sinh ra cháu Mai Văn Thanh. Đến năm 2004, khi Thanh còn chập chững những bước đi đầu tiên, thì chị mang bầu thêm đứa con thứ hai là cháu Mai Văn Tú. Nhưng khi đứa con thứ hai chưa ra đời người đàn ông kia bỏ đi biệt tích, mặc chị trở về quê sinh con.

Sau khi Thanh và Tú lớn lên chị lại gửi con cho bà ngoại vào Nam đi làm thuê vừa kiếm tiền nuôi con vừa tìm bố của 2 đứa trẻ. Nhưng sau đó chị lại nảy sinh tình cảm với một người đàn ông khác và mang bầu đứa con thứ 3 là cháu Mai Nguyễn Bảo Trâm. Tưởng các cháu bé đã có cha, nhưng câu chuyện cũng lặp lại giống lần trước. Khi bé Bảo Trâm chuẩn bị cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc người đàn ông kia bỏ đi. Sau hai lần nước mắt vơi cạn, chị để lại 3 đứa nhỏ ngây thơ cho bà ngoại đã hơn 70 tuổi chăm sóc tiếp tục cuộc mưu sinh nơi xứ lạ.

Hoàn cảnh chị Trần Thị Kh. (33 tuổi), trú tại xóm 7, xã Nghi Đồng, cũng không khác với chị G. là mấy, từng hai lần vào miền Nam làm công nhân là cả hai lần trở về với hai đứa trẻ không cha Trần Thị Nga (14 tuổi) và Nguyễn Hiền Yến Thu (8 tuổi). Giờ 2 cháu cũng sống nhờ vào sự cưu mang của bà ngoại… Ở xã, còn có những cô gái sau 1 lần lầm lỡ gửi con về cho gia đình nuôi, đã bỏ đi biết tích như chị Đặng Thị T., trú tại xóm 3, mẹ bé Đặng Thị Huyền (8 tuổi).

Tự ti và thất học

Khi trò chuyện cùng những đứa trẻ không có cha nơi đây, điều mà chúng tôi thấy là một cuộc sống thiếu thốn, khiến các em luôn cảm thấy cô đơn và tự ti. Đặc biệt là hoàn cảnh éo le đã khiến các em thất học. Bé Mai Văn Tú đã bỏ học ở lớp 7, và bé Mai Văn Thanh cũng có ý định chỉ học xong lớp 9 sẽ vào miền Nam đi làm thuê kiếm tiền, chăm lo cho bà ngoại già yếu.

Tâm sự về điều mong muốn nhất của mình, bé Đặng Thị Huyền chỉ ao ước được gặp cha. “Những lần đến trường, con thấy các bạn được bố mẹ đưa đón, mua quà mà cảm tự ti. Con chỉ ước rằng một lần được như vậy, nhưng càng ước càng thấy buồn vì từ lâu nay, người gần gũi con nhất là vẫn chỉ là ông ngoại...”, Huyền rơi nước mắt.

Bi đát hơn là gia đình cháu Cao Văn Tuân 14 tuổi. Mẹ Tuân hiện đã qua đời vì bị đột qụy. Tuân ở với bà ngoại già yếu và cậu ruột nhưng cậu Tuân lại bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ. Hoàn cảnh khá khó khăn nên năm vừa rồi Tuân xin bỏ học để đi kiếm tiền nuôi bà…

Chia sẻ với chúng tôi Bà Đậu Thị Loan, Chủ tịch xã Nghi Đồng cho biết, địa phương hiện cũng còn nhiều khó khăn nên việc hỗ trợ cho các gia đình này, nhất là các cháu còn nhiều hạn chế. “Chỉ mong sao cuộc sống của các em được xã hội, các đơn vị, cá nhân quan tâm giúp đỡ để tương lai các em bớt u ám hơn. Nhất là với các bé gái để các em đừng bao giờ dẫm phải vết xe đổ của mẹ các em đã mắc phải…”, bà Loan giãi bày.

Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nghi Đồng, bà Đặng Thị Liên phân trần: “Khi có tình trạng trên, qua các cuộc họp cấp xã cũng như cấp thôn, Hội phụ nữ cũng đã có các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các chị em. “Chúng tôi rất mong muốn các cấp chính quyền có thể cùng phối hợp, để có biện pháp rõ ràng và quyết liệt hơn, sớm chấm dứt tình trạng này”.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Thủy Lợi/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.