Lan man chuyện nuôi heo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm rồi, tôi nhờ vợ nhà thơ Phạm Đức Long mua giúp ký mỡ heo vì ở xóm ông ấy có một nhà làm nghề mổ heo. Ngày mổ 1-2 con, phục vụ bà con thích ăn thịt “heo sạch”. Ngày xưa toàn ăn mỡ heo, tự nhiên đùng đùng bỏ để ăn dầu thực vật. Giờ tôi phát hiện, ăn mỡ heo vẫn ngon hơn. Vụt nhớ một thời, toàn dân nuôi heo.
Đấy là cái thời bao cấp, nhà nhà nuôi, người người nuôi, toàn dân nuôi heo. Nông dân nuôi heo đã đành. Cán bộ nuôi heo; bộ đội, công an cũng nuôi. Ai không nuôi bị đánh giá là... không chăm chỉ, không yêu lao động...
Cả cơ quan tôi còn 3 đứa không nuôi heo, là 3 thằng trí thức độc thân. Còn từ nam tới nữ, từ trẻ tới già, từ độc thân tới gia đình, ai cũng nuôi heo. Cứ tầm 4 giờ chiều là ai ở cửa chuồng heo nhà ấy, say sưa ngắm, say sưa nói chuyện với... heo. Xong ngắm heo thì quay sang tưới và ngắm rau cho... heo.
Có hẳn nghị quyết chi đoàn, công đoàn và chi bộ là mỗi người trồng bao nhiêu rau, nuôi bao nhiêu heo. Hồi ấy, cả cái khu cơ quan to oành chỉ có 2 thứ nổi bật, một là nhấp nhô các chuồng heo, đa phần quây bằng ván mua bằng tem phiếu chất đốt và 2 là xanh mướt giàn su su phía trên, rau lang phía dưới. Tất cả để phục vụ... heo. Mỗi khi có xe đi công tác xuống huyện là hàng chục cái bao tải được dúi xuống dưới ghế. Khi về lặc lè cám, bắp... thức ăn của “thủ trưởng heo” đấy. Người ta gọi heo là... “thủ trưởng”. Và cũng truyền nhau câu sấm: Con có thể ốm nhưng heo không được ốm. Con có thể đói nhưng heo không được đói. Con có thể không tắm nhưng heo phải được tắm hàng ngày (hồi ấy Pleiku rất hiếm nước, cả khu tập thể chung nhau một cái giếng sâu 40 m)...
Rồi tôi... lấy vợ. Vừa xong tuần trăng mật là cởi trần ra làm chuồng heo. Nhờ mấy thằng bạn (mà sau này đến mấy đứa thành... nhà thơ), cùng xúm vào làm. Chưa có kinh nghiệm nên cũng đi mua củi từ phiếu chất đốt, về lấy ván đóng xung quanh, nền tráng xi măng, mua con heo tháu thả vào (nhà nghèo thường mua cả cặp hoặc 2 cặp heo con chừng 7 đến 10 kg mỗi con rồi nuôi, tôi nghe thiên hạ xúi là vừa cưới đang có tiền, mua heo tháu nuôi nhanh hơn), chỉ một buổi là nó phá tan cái chuồng. Ván xung quanh nó lần lượt gỡ từng miếng như ta rút cót vách làm đóm ấy, nền thì sau vài cú sục nó biến thành ruộng luôn. Chưa kể, đổ cám vào nó cúi xuống xong lại ngẩng lên ngay chứ không chịu ăn. Ngửa mặt lên và kêu là sở trường của con heo quyền quý này.
Thế mà rồi tôi cũng có thâm niên tới chục năm nuôi heo, đa phần là lỗ, nhưng vợ động viên là, coi như mình bỏ ống, bán heo mua vàng, cuối năm về thăm ông bà nội ở Huế lại bán vàng để đi.
Hầu như bất cứ đâu có tí đất đều được cuốc lên để trồng khoai lang. Chỉ lấy rau để cho heo nên không cần luống, cứ thả cho nó bò. Mùa khô, ai có điều kiện, tức là có nước tưới khoai thì được những người khác thèm thuồng nhìn. Bán heo cũng là cả một nghệ thuật. Ban đầu là cái cân. Những nhà nuôi nhiều heo thường sắm riêng một cái cân, lái heo có cân của mình, tất nhiên. Đa phần lái heo dễ dàng chấp nhận cho chủ nhà mượn cân. Lần đầu tiên tôi mới biết cách cân con heo hơn tạ bằng cái cân 1 tạ, ấy là ngoắc 2 cân cùng một lúc. Thời gian bắt heo là cuộc đấu trí. Thường lái heo hẹn 10 giờ bắt chẳng hạn thì non 8 giờ chủ heo bắt đầu cho ăn. Đấy là nồi cám đặc biệt gồm cá, xương heo và... gạo, đúng nghĩa là cháo heo. Ông heo ăn no kềnh quỵ ngay tại chỗ thở phì phì. Và, 10 giờ không thấy, 11 giờ không thấy, phải 4 giờ chiều lái heo mới xuất hiện, cười hì hì, em phải bắt mấy con ở nhà kia, em phải đi ăn giỗ, vợ em ốm vân vân, thôi giờ anh chị cho ăn đi, chia tay heo. Vừa là không chuẩn bị cám, vừa là nó vừa suýt chết vì no như thế, giờ có tôm hùm nó cũng chả húp nổi. Mà mỗi con heo tạ, cái bụng nó lúc no và đói chênh lệch nhau cả trên chục ký, một đống tiền.
Con heo là cả cơ nghiệp, cả đống tiền nên ăn heo, ngủ heo, sáng sớm ngủ dậy heo, trước khi đi ngủ heo, nhậu cũng nói chuyện heo mà cà phê nước trà cũng heo. Nhà ai có heo ốm là cả cơ quan biết, chia buồn rồi tới thăm như... con ốm. Mà con ốm có khi còn không được thăm kỹ như thế. Đang làm việc mà có ai mách ở đâu bán cám hạ giá là cả cơ quan rùng rùng... chạy. Rất nhiều nhân viên có gia đình dưới huyện trở thành người cung cấp cám nuôi heo. Cũng có hôm nửa đêm thấy oành oành ở nhà hàng xóm. Tất tả chạy sang can, thì ra là cũng vì... heo. Vợ nói mua lúa về xay lấy cám cho rẻ, gạo người ăn. Chồng nói mua bắp, có mối bắp ở huyện rẻ. Thế là... oánh nhau.
Các bà vợ đi chợ, vào hàng cá nhưng không phải mua cho người mà mua cho... heo. Có loại cá chỉ bán để nấu cho heo, có xác mắm, có nước rửa cá... tùy, “yêu” heo đến đâu cứ nhìn cách mua cá là biết.
Chúng tôi chơi với nhau một nhóm 3 đứa, một giáo viên dạy toán cấp III, một kỹ sư chăn nuôi ở Ty Nông lâm và tôi khi ấy là cán bộ Ty Văn hóa. Chiều chiều đi... hoạn heo lấy tiền uống rượu. Ông kỹ sư chăn nuôi là chính, 2 thằng tôi giữ chân vật heo. “Gánh hoạn heo” chúng tôi đắt hàng bởi làm khoa học và kỹ thuật, có thuốc sát trùng, khâu bằng chỉ tự hủy, thậm chí heo kêu to quá thì có thuốc tê nữa, chứ các ông hoạn dạo thì chỉ quệt nhọ nồi là xong. Năm nào đấy nhà văn Đỗ Tiến Thụy mang chuyện này ra kể trên báo. Giờ cả 3 ông đều thành nhà văn, là tôi, Hương Đình và Phạm Đức Long. Ơ, thế là heo nuôi nên nhà văn chứ còn gì nữa.
VĂN CÔNG HÙNG

Có thể bạn quan tâm

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Bản án nghiêm khắc cho 2 đối tượng lợi dụng lòng tin của người thân để trục lợi

Bản án nghiêm khắc cho 2 đối tượng lợi dụng lòng tin của người thân để trục lợi

Ngày 27.6, TAND TX An Nhơn tuyên phạt Trương Văn Cường (SN 1997, ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh) 10 năm tù giam về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;  làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Bùi Thị Thảo Hiền (SN 1997, ở phường Nhơn Thành, TX An Nhơn) bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù giam
Ngoại ơi

Ngoại ơi

Chiều, nắng xuống dần, vắt ngang ngọn hàng cau ở góc vườn, ngoại ngước nhìn lên chép miệng rồi thở dài. Giang để ý thấy gần đây, ngoại vẫn hay thở dài như thế. 

Bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ngay sau Kỳ họp khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; đặc biệt là thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã…
null