Lần đầu tiên phẫu thuật nội soi cứu bệnh nhân ung thư thận có chồi bướu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư thận có chồi bướu trong tĩnh mạch chủ.

Ngày 25.6.2023, PGS.TS.BS Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị ung thư thận có chồi bướu trong tĩnh mạch chủ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi kinh điển. Đây được xem là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mắc bệnh lý nói trên được điều trị bằng phương pháp này.

Trước đó, cuối tháng 3, bệnh nhân nam (54 tuổi, ngụ TP.HCM) có nhiều bệnh nền gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan siêu vi B đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì triệu chứng chán ăn, sụt cân kéo dài 2 tháng.

Qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối bướu kích thước 7 cm ở thận bên phải, có chồi bướu đi vào ở lòng tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ. Sau hội chẩn, ê kíp điều trị đã tư vấn cho bệnh nhân và thân nhân về chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thận chứa bướu kèm lấy trọn chồi bướu trong tĩnh mạch bằng phẫu thuật nội soi.

Sau hơn 5 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi lấy bỏ toàn bộ thận chứa bướu và mở tĩnh mạch chủ dưới lấy chồi với thời gian không chế tĩnh mạch chủ (tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể) là 25 phút. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi đồng thời không có tai biến, biến chứng trong cũng như sau phẫu thuật.

Quá trình hậu phẫu của bệnh nhân cũng phục hồi nhanh chóng, ít đau, sớm vận động bình thường và đã xuất viện vào ngày thứ 5 sau phẫu thuật. Tái khám sau 1 tháng và 3 tháng, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định hoàn toàn.

Ê kíp trong quá trình thực hiện phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: N.H

Ê kíp trong quá trình thực hiện phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: N.H

Theo PGS.TS.BS Thái Minh Sâm, ung thư thận là một loại ung thư đường tiết niệu thường gặp, chiếm tỷ lệ 2-3% trong tất cả các loại ung thư. Theo diễn tiến tự nhiên của bệnh, ung thư thận có thể phát triển tạo ra các chồi bướu trong lòng tĩnh mạch.

"Nếu không điều trị, thời gian sống trung bình của người bệnh là 5 tháng và khi người bệnh được phẫu thuật cắt thận và lấy chồi bướu trong lòng tĩnh mạch thì tỷ lệ sống sau 5 năm trung bình là 64% (46-82%) theo báo cáo từ các y văn. Trong y văn, 4-10% các trường hợp chồi bướu nằm trong tĩnh mạch chủ dưới và hiếm gặp hơn với 1% có thể lan đến buồng nhĩ tim phải", PGS Sâm cho hay.

Đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện hơn 50 ca phẫu thuật bướu thận có chồi bướu trong tĩnh mạch. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp trên đều được mổ mở lấy chồi. Và trường hợp của bệnh nhân nói trên là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam được phẫu thuật cắt thận và lấy chồi bướu trong lòng tĩnh mạch chủ bằng phẫu thuật nội soi kinh điển.

Tiến sĩ, bác sĩ Châu Quý Thuận, Phó khoa Ngoại tiết niệu, cho biết phẫu thuật cắt thận tận gốc và mở tĩnh mạch chủ lấy chồi điều trị ung thư thận từ lâu đã là một trong những phẫu thuật phức tạp nhất trong tiết niệu, trong đó phương pháp mổ mở được xem là cách tiếp cận tiêu chuẩn.

"Với đặc thù là bệnh viện tuyến cuối, chúng tôi gặp không ít các trường hợp bướu thận có chồi và có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các trường hợp này, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên bệnh nhân được phẫu thuật lấy chồi bướu tĩnh mạch hoàn toàn qua nội soi ổ bụng. Đây là phẫu thuật phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và trình độ chuyên môn cao của tập thể ê kíp phẫu thuật", bác sĩ Thuận chia sẻ.

Phẫu thuật nội soi với ưu điểm ít xâm hại giúp bệnh nhân phục hồi sớm sau mổ, chi phí tương đương với các phẫu thuật nội soi thông thường khác và nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.

Có thể bạn quan tâm

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Trước thông tin được chia sẻ trong cộng đồng: người 'thịt thơm', người có nhóm máu O dễ hút muỗi, bị muỗi đốt nhiều hơn, do đó, nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền cũng cao hơn, chuyên gia của Viện Sốt rét, ký sinh trùng T.Ư đã giải thích nguyên nhân khiến một số người 'hấp dẫn' hơn với muỗi.
Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.