Làm ngược chuyện cảnh giác, thợ in thiệp cưới "dắt" 7 người vào trại giam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thấy cách thức làm tiền giả quá "đễ ăn" nên thợ in thiệp cưới đã làm theo và in được tổng số tiền là 180 triệu đồng để bán cho nhiều người đổi lấy tiền thật.

 

Ngày 24-3, thông tin từ VKSND TP Cần Thơ, nơi đây đã hoàn tất cáo trạng truy tố 8 đối tượng gồm: Nguyễn Phi Thông (23 tuổi), Võ Văn Huệ (22 tuổi), Nguyễn Văn Tính (28 tuổi), Trương Hữu Phong (29 tuổi), Nguyễn Thanh Liêm (35 tuổi), Mai Tuấn Khanh (27 tuổi), Lý Trường Thành (26 tuổi) và Trần Vũ Trường (27 tuổi) về các tội "Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả".

Theo kết quả điều tra, Nguyễn Phi Thông làm nghề in thiệp cưới tại khu vực 2 (phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Một lần, Thông xem được đoạn video clip trong chuyện mục "Chuyện cảnh giác" đăng trên Facebook nói về vụ án làm tiền giả xảy ra tại tỉnh Đắk Nông. Thấy cách thức làm tiền giả đơn giản, chỉ cần có máy tính, máy in màu, máy ép dẻo, màn ny lon mỏng, dao rọc giấy…Những công cụ, phương tiện này đều có sẵn tại cơ sở in thiệp cưới nên Thông nảy sinh ý định làm tiền giả để bán lấy tiền thật.


 

 Tiền giả mà Thông làm ra để bán
Tiền giả mà Thông làm ra để bán



Thông tải hình tiền mẫu loại tiền polymer mệnh giá 500.000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về máy laptop cá nhân, rồi dùng phần mềm chỉnh sửa kích thước, màu sắc cho tương ứng với tờ tiền polymer mệnh giá 500.000 đồng thật. Sau đó, Thông dùng giấy Couche 80, khổ A4 đưa vào máy in phun màu để in tiền giả. Tổng cộng, Thông đã in tiền giả trên 90 tờ giấy Couche 80, khổ A4. Mỗi tờ giấy Couche 80, Thông in được 4 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, có cùng số seri CM 16909480. Tổng cộng, Thông in được tổng số tiền là 180 triệu đồng. Trong đó, số tiền giả thành phẩm Thông mang đi lưu hành là 98 triệu đồng; số tiền giả chưa thành phẩm là 76 triệu đồng.

Thông mang 98 triệu đồng tiền giả nhờ Võ Văn Huệ tìm mối bán. Huệ đã giới thiệu để Thông bán tiền giả cho các đối tượng gồm: Lý Trường Thành, Mai Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Tính, Trương Hữu Phong, Nguyễn Thanh Liêm và Trần Vũ Trường. Đối với số tiền giả có được, 6 đối tượng mua đã dùng để tiêu xài cá nhân cho đến khi bị phát hiện.

Mặc dù vụ án đã kết thúc điều tra, tuy nhiên đối với số tiền giả mà Thông và các đồng phạm đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường vẫn chưa được thu hồi hết. Do đó, VKSND đề nghị người dân cần cảnh giác và khi phát hiện tiền giả phải trình báo với cơ quan chức năng, không lưu giữ hoặc sử dụng mà vi phạm pháp luật.

 

Theo Ca Linh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Diện tích cao su bị cháy của gia đình ông Lê Văn Thảo bắt đầu héo lá. Ảnh: V.H

Khẩn trương điều tra vụ cháy vườn điều, cao su ở Ia Nan

(GLO)- Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo UBND xã Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp với Công an huyện điều tra vụ cháy hơn 700 cây cao su và hơn 20 cây điều gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của gia đình ông Lê Văn Thảo ở thôn Đức Hưng.

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

Chỉ trong thời gian khoảng hơn 1 tháng, Nguyễn Thọ Đức (ngụ P.Đông Thịnh, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã 6 lần giả danh công an để đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt 455 triệu đồng của một người dân.

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

Sau khi thành lập doanh nghiệp và mua lại hàng trăm nghìn khoản nợ xấu, bị can Trần Hồng Tiến chỉ đạo nhân viên tại công ty gọi điện đe dọa, cắt ghép ảnh, đăng bài bôi nhọ người thân của con nợ lên các trang mạng xã hội để gây sức ép buộc phải trả nợ.