Làm giàu từ trồng lá cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chị Bùi Thị Thanh Thủy (thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường, Đà Lạt) đã phá bỏ diện tích hơn 6 sào cà phê già để trồng các loại cây lá cảnh như đô la, đuôi chồn, chanh, tùng nho... Chị đã liên kết tiêu thụ với Công ty Dolly (xã Xuân Thọ) và có thu nhập cao, ổn định.

 Trồng cây lấy cành lá trang trí giúp kinh tế của gia đình chị Bùi Thị Thanh Thủy ổn định hơn
Trồng cây lấy cành lá trang trí giúp kinh tế của gia đình chị Bùi Thị Thanh Thủy ổn định hơn


Đến thăm gia đình chị Bùi Thị Thanh Thủy, tôi thật sự ngỡ ngàng và thích thú bởi ở một vùng nông thôn trồng cây công nghiệp là chủ lực lại có một mô hình trồng cây lá cảnh để trang trí hoa. Chị Thủy giới thiệu, gia đình chị có 6 sào đất chuyên trồng các loại cây lấy lá phục vụ các vựa hoa Đà Lạt, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các loại lá như tùng đuôi chồn, tùng nho, đô la, lá chanh, được chăm sóc dưới hệ thống tưới phun sương tự động, mang lại cho gia đình thu nhập ổn định hơn 2 năm nay.
 
Chị kể: “Ban đầu gia đình tôi biết đến cây đô la thông qua một người bạn làm shop hoa ở Đà Lạt. Nhận thấy diện tích cà phê của gia đình quá ít, thu nhập hằng năm không đáng bao nhiêu, năm 2019, tôi quyết định thuê máy múc nhổ cây cà phê, nhặt bỏ, thu gom, tiêu hủy sạch rễ cây, sau đó thuê máy cày về xới xáo cho đất thật tơi xốp và nhập 100 cây giống đô la của công ty Dolly về trồng thử với giá cây giống 80.000 đồng/cây. Diện tích còn lại trồng la ghim. Sau một năm trồng, cây đô la bắt đầu cho thu hoạch với giá 100.000 đồng/kg, thấy hiệu quả tôi trồng tiếp 300 cây, và đến nay đã phủ xanh 6 sào vườn bằng 1.400 cây đô la”.
 
Để có được vườn cây lá cảnh như ngày hôm nay, chị Thủy đã vay ngân hàng 500 triệu đồng để đầu tư. Dưới tán cây đô la, chị trồng thêm 20.000 chậu đuôi chồn, lá chanh, tùng nho, chị vừa gầy giống vừa tìm đầu mối thu mua. Cây tùng nho, đuôi chồn, lá chanh được Công ty Dolly thu mua với giá ổn định, còn với đô la thì các vựa hoa ở Đà Lạt, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận lấy hàng ổn định. Vừa làm vừa mở rộng diện tích, từ 1 sào ban đầu hiện chị đã có 6 sào chuyên trồng lá trang trí cung cấp cho thị trường.
 
Chị Thủy cho biết, trồng lá cảnh không khó. Như nhà chị chủ yếu canh tác đô la, tùng nho, đuôi chồn… các loại qua nhiều năm, chị nhận thấy cây lấy lá thường rất ít bệnh tật. Thời gian thu hoạch lại dài, từ 6-7 năm mới phải thay cây mẹ. Quan trọng là khi canh tác, cần cung cấp dưỡng chất một cách bền lâu, đất yêu cầu tơi xốp. Vì vậy, khi làm đất xuống giống, chị sử dụng lượng lớn phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ làm phân bón lót. Khi cây lớn, để cho cây phát triển khỏe, sau mỗi lần cắt cành cần bón phân NPK có hàm lượng N cao hơn P, K, có đầy đủ chất trung, vi lượng; phân chuồng ủ mục một năm cần bón từ 1-2 lần, tốt nhất là phân bò ủ cùng Tricoderma, sâu bệnh rất ít, chỉ có đối tượng sâu cắn lá, khi phát hiện thì phun thuốc sinh học phòng trừ. Các loại cây được trồng lấy cành lá hợp đất xốp, hợp phân hữu cơ và gần như ít phải sử dụng phân hóa học cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại nên người nông dân rất an tâm về sức khỏe của mình.
 
Trồng cây lấy lá rất ổn định, trồng theo hợp đồng, giá có trước nên nông dân sản xuất bao nhiêu sẽ ước tính được thu nhập của mình. Tùy thuộc vào chiều cao và chất lượng sản phẩm được phân loại A, B, C nhưng trung bình giá đô la 100.000 đồng/kg, tùng nho 8.000 đồng/cành, đuôi chồn 1.500 đồng/cành, lá chanh 1.000 đồng/cành, trừ mọi chi phí phân tro, chị thu về 200 triệu đồng/năm, cao gấp 4 lần trồng cà phê. Những năm về sau, khi cây đã đạt tuổi trưởng thành và ổn định thu nhập sẽ còn cao hơn nữa, chị Thủy ước thu nhập khoảng từ 30- 40 triệu đồng/tháng.
 
Ông Phạm Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường cho biết, mô hình trồng cây lá cảnh của gia đình chị Thủy là mô hình mới ở địa phương nhưng bước đầu đã thành công. Tuy mức đầu tư ban đầu cao nhưng thu được lợi nhuận kinh tế tốt, nhanh thu hồi vốn, chỉ cần diện tích canh tác nhỏ, công việc chăm sóc dễ dàng, rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của địa phương. Từ mô hình này, đã mở ra hướng chuyển đổi giống cây trồng mang lại giá trị cao, bên cạnh cây trồng chủ lực là cà phê và cây ăn trái trong thời gian tới.
 

 

http://www.baolamdong.vn/kinhte/202105/lam-giau-tu-trong-la-canh-3056535/

Theo HOÀNG YÊN (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).