Làm giàu từ trang trại tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 5 năm nỗ lực đầu tư, anh Phạm Xuân Hưng (làng Đak Trôk, xã Đak Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã sở hữu trang trại tổng hợp với hơn 5 ha hồ tiêu, rau màu và các loại cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Với sự cần cù và quyết tâm vượt khó, trang trại này đã đem về cho gia đình anh nguồn thu nhập 700-800 triệu đồng/năm.

Từng công tác trong ngành Kiểm lâm nhưng anh Phạm Xuân Hưng luôn có ý tưởng làm nông nghiệp sạch. Anh luôn trăn trở làm thế nào để xây dựng nền nông nghiệp sạch. Sau bao suy tính, anh quyết định nghỉ việc ở cơ quan để thực hiện ước mơ của mình. Từ nguồn vốn vay cộng với số tiền tích góp của gia đình, anh đầu tư hơn 5 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp.

Anh Phạm Xuân Hưng chăm sóc vườn cà chua hơn 1.200 m2 trong nhà màng. Ảnh: Vũ Thảo
Anh Phạm Xuân Hưng chăm sóc vườn cà chua hơn 1.200 m2 trong nhà màng. Ảnh: Vũ Thảo


Ban đầu, anh Hưng dành phần lớn diện tích để trồng hồ tiêu. Tuy nhiên, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao nên anh quyết định chuyển 3 ha sang chuyên canh cây ăn quả và trồng xen với 2 ha hồ tiêu còn lại. Anh cho hay: “Cây chủ lực trong vườn là hồng xiêm, xoài, bơ, mít. Bên cạnh đó, tôi vẫn trồng thêm ổi để lấy ngắn nuôi dài. Khi những loại cây chủ lực bắt đầu rộng tán thì tôi sẽ chặt bớt cây ổi. Hiện tại, một số loại cho thu hoạch, còn lại đang trong giai đoạn kiến thiết và chuẩn bị cho thu bói”.

Nhờ chịu khó nghiên cứu nên anh Hưng nắm rất vững đặc điểm các loại cây trồng. Anh chia sẻ: “Tôi thường xuyên cập nhật kiến thức, kinh nghiệm sản xuất qua các kênh Youtube, từ đó ứng dụng vào thực tế vườn cây của mình. Trong quá trình sản xuất và tìm hướng tiêu thụ, tôi nhận thấy nếu chỉ tập trung vào một loại cây trồng thì hiệu quả mang lại sẽ không cao. Chính vì vậy, tôi chọn cách đa dạng cây trồng để rải vụ quanh năm nhằm tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt, dôi dư hàng phải bán với giá rẻ”.

Để cây trồng phát triển tốt, anh Hưng quy hoạch lối đi, 2 bên có hệ thống rãnh thoát nước nhằm tiêu úng vào mùa mưa. Đặc biệt, anh đã sử dụng toàn bộ phương pháp tưới nhỏ giọt bằng công nghệ Israel. “Việc áp dụng quy trình kỹ thuật khắt khe vào sản xuất theo hướng sạch và an toàn đã cho ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, từ đó mới khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, khâu chọn giống tốt cũng sẽ giúp mình có được thành công bước đầu với mô hình trồng các loại cây ăn quả”-anh Hưng nói.

Không riêng gì cây ăn quả, vườn hồ tiêu nhờ chăm sóc theo hướng hữu cơ mà phát triển ổn định và cho năng suất cao. Để phân bố cây trồng hợp lý, trên diện tích 2 ha, anh Hưng chia ra thành các khu vực sản xuất lớn với những loại cây dài ngày như: hồ tiêu, xoài, sầu riêng, mít, bơ; khu vực chỉ để bán lẻ thì diện tích nhỏ hơn với nhiều loại như: na, ổi, thanh long. Cùng với vườn cây ăn quả, anh Hưng còn đầu tư nhà màng 1.200 m2 để trồng cà chua giống Hàn Quốc, kết hợp trồng các loại rau đậu. Để tăng thêm thu nhập, anh còn đào hơn 200 m2 ao thả cá, nuôi 200 con gà lấy trứng. Hiện tại, phần lớn diện tích trồng cây ăn quả vẫn đang trong giai đoạn kiến thiết, chỉ số ít cho thu hoạch. Tuy nhiên, mỗi năm, trang trại đã đem về cho gia đình anh nguồn thu nhập 700-800 triệu đồng.

Nhận xét về trang trại này, bà Phan Thị Dung-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-cho biết: Anh Phạm Xuân Hưng luôn tiên phong trong việc tìm hiểu khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Trang trại của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhằm ổn định đầu ra, anh Hưng đã khai thác mạng xã hội để quảng bá, tiêu thụ nông sản. Nhờ đó, nông sản thu hoạch đến đâu được tiêu thụ đến đó, không bị ứ đọng. Mô hình kinh tế tổng hợp này còn tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ ở địa phương.

 

 VŨ THẢO
 

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.