Kỳ vọng cây độc lạ đón tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người làm vườn có kinh nghiệm ở miền Trung không sản xuất đại trà mà tập trung trồng và chăm sóc những loại cây cảnh có giá trị, độc, lạ để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Thú chơi bonsai mọc ngược với dáng thế độc, lạ đang được tiểu thương ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) lùng sục thu mua chờ bán phục vụ tết.

Ông Lê Thạnh, người có hơn 10 năm kinh nghiệm trồng bonsai mọc ngược tại đây cho biết, đã sáng tạo và trồng hơn 100 tác phẩm bonsai mọc ngược với các loại cây như Huệ đỏ, Trang, Linh Sam, Lộc Vừng, Mai vàng, Hồng Ngọc Mai, Sanh, Kim Quýt và nhiều kiểu “chậu” thuộc nhiều chất liệu khác nhau…

“Quá trình tạo ra cây cảnh bonsai mọc ngược khó nhất là giai đoạn đầu. Khi trồng cây ngược xuống đất thì tỷ mẩn, phải khéo léo từng công đoạn để không bị rơi đất, phân… Rồi phải tạo khoảng trống vừa ôm sát thân cây để giữ đất, vừa theo dõi cây lớn từng ngày để khoét khoảng trống rộng hơn theo kích cỡ thân cây. Làm được việc này thì mọi thứ trở nên dễ dàng như chăm trồng một cây cảnh bình thường khác”, ông Lê Thạnh cho biết.

Theo ông Lê Thạnh, ban đầu ông trồng thử nghiệm những cây nhỏ, trong chậu nhỏ, sau đó, qua thực tiễn chăm sóc cây trồng rồi rút kinh nghiệm dần, ông đã phát triển mạnh đối với những loại cây có kích thước lớn hơn…

“Trong thiên nhiên có những cổ thụ đơn lẻ cao dong dỏng, những cây bị xô nghiêng, hoặc những cây mọc ở triền núi, do tác động của tự nhiên cây phải cong vòng xuống dưới… thì nghệ thuật bonsai đã mô phỏng thành những dáng thế đặc trưng được định hình, lần lượt là văn nhân, bạt phong, thác đổ… Hoặc từ những cổ thụ mọc thành cụm 3 cây, 5 cây hay nhiều cây tương ứng với các thế đa thân: tam đa, ngũ phúc, cụm rừng…”, ông Lê Thạnh giải thích.

 

Ông Lê Thạnh bên cây bonsai mọc ngược của mình. Ảnh: NGỌC PHÚC
Ông Lê Thạnh bên cây bonsai mọc ngược của mình. Ảnh: NGỌC PHÚC


Hơn 20 ngày nữa là đến Tết Tân Sửu nhưng thương lái khắp nơi đang nhộn nhịp ngược lên các huyện vùng cao của tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế để thu gom nông sản, đặt mua các loại “cây độc, con lạ” mang về xuôi phục vụ thị trường tết.

Tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, dấu vết tàn phá của những đợt bão lũ, sạt lở đất cuối năm 2020 dường như đang được những vườn hoa lily, lan hồ điệp, tulip… vươn lên mạnh mẽ khoe sắc để bù đắp cho những mất mát của vùng đất này.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) Nguyễn Đức Phú cho biết, 50.000 củ giống hoa lily và tulip được các hộ dân tộc thiểu số địa phương lần đầu tự đầu tư kinh phí từ 20-100 triệu đồng/hộ để mua giống hoa về trồng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu đều phát triển rất tốt. Hoa tulip thời gian sinh trưởng ngắn, vừa xuống giống nay đã nảy mầm rất tốt. Các khu vườn hoa lily 50 ngày tuổi đã có chiều cao gần 1m, cho nhiều nụ lớn, sum suê.

“Thời tiết lạnh và kéo dài như hiện nay, hoàn toàn có thể tin tưởng hoa nở đều, đúng dịp tết. Rất nhiều siêu thị tại miền Trung đã đến đăng ký mua hoa lily và tulip của A Lưới để bán phục vụ tết”, ông Phú nói.

Gặp Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và thông tin KH-CN Quảng Trị Đào Ngọc Hoàng tại Sa Mù (địa danh thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) quanh năm bao phủ bởi mây trắng ngang đầu, ông chia sẻ: “Cùng với hàng vạn gốc hoa lily, tulip, trung tâm còn trồng 27.000 cây lan hồ điệp trên đỉnh Sa Mù với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Các loài hoa xứ lạnh trồng ở đây đều phát triển rất tốt, dự kiến sẽ về xuôi từ trung tuần tháng 12 âm lịch này để phục vụ thị trường Tết Tân Sửu”.


Còn tại Thế Chí Tây (xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), ngôi làng nổi tiếng với nghề trồng mai thế ở miền Trung, người dân đang nỗ lực chống mưa rét, ủ ấm cho mai.

Ông Đặng Văn Thi (làng Thế Chí Tây) cho biết, làng thuần nông nhưng hơn 50% dân cư Thế Chí Tây thu nhập chủ yếu bằng nghề trồng mai cảnh. Mai thế ở đây đa số trên 30 năm tuổi, có những cây có giá gần nửa tỷ đồng.

“Để có chậu mai cảnh như ý, người chơi phải chăm chút từng ly từng tí. Phần thân mai phải uốn cho cân xứng, chậu cũng phải hợp với cây. Song khi đưa cây mai vào chậu phải làm sao cho bộ rễ hiện lên trên đất”, ông Thi nói. Đồng thời ông cũng cho biết thêm, người chơi mai thường tạo thế mai theo các kiểu long, lân, quy, phụng. Nhưng ở Thế Chí Tây, người làm vườn chủ yếu tạo mai theo 2 thế long vân và long giáng.

Sau những đợt dịch bệnh, bão lũ, sạt lở, người dân miền Trung kỳ vọng một mùa hoa, cây cảnh phục vụ tết thành công.

 


Chủ tịch UBND xã Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) Nguyễn Đăng Phúc cho biết, cả xã có khoảng 5.000 cây mai. Tết năm ngoái, bà con địa phương đã bán được khoảng 100 cây mai cảnh với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng. “Ngoài khuyến khích người dân địa phương trồng mai, xã còn trích ngân sách trồng 50 cây mai trên tuyến đường liên xã dài 300m, đồng thời trồng mới 10 cây mai trước cổng làng Thế Chí Tây, tạo cảnh quan cho làng nghề truyền thống”, ông Phúc chia sẻ.


Theo VĂN THẮNG - NGỌC PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.