Kỳ 1:Nước sinh hoạt, sản xuất thiếu trầm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày gần đây, tại khu vực phía Đông tỉnh đã có mưa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt nắng hạn kéo dài những tháng trước, hàng trăm công trình thủy lợi và rất nhiều giếng nước sinh hoạt của người dân nơi đây vẫn đang thiếu nước trầm trọng. Khô hạn khiến hàng ngàn héc ta cây trồng giảm năng suất và có nguy cơ mất trắng. Đồng thời, tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng đang xảy ra trên diện rộng.
Nắng nóng liên tục trong những tháng qua khiến các giếng đào, ao hồ, sông suối ở khu vực phía Đông tỉnh khô cạn. Không chỉ cây trồng thiếu nước mà rất nhiều hộ dân cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, phải tìm đủ mọi cách như: khoan giếng, mua nước bình... về sử dụng hàng ngày.
Người dân chật vật vì thiếu nước sinh hoạt
Gần 11 giờ trưa, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Hữu Thọ (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê). Giữa cái nắng gay gắt, một nhóm người cùng máy móc vẫn đang miệt mài với công việc khoan giếng. Lau vội giọt mồ hôi trên trán, ông Thọ cho hay: Tôi đã sống ở đây hơn 30 năm nhưng chưa bao giờ thấy nắng hạn gay gắt như năm nay. Hầu hết giếng đào trong thôn đều cạn trơ đáy từ nhiều tuần qua. Nhiều gia đình đã phải bỏ tiền thuê người về khoan giếng để có nước sinh hoạt. Cách đây vài ngày, gia đình tôi cũng thuê người về khoan giếng nhưng khoan sâu đến 70 m thì gặp đá nên đành bỏ. Tiền thuê khoan giếng là 350 ngàn đồng/m nhưng gặp nơi không có nước thì mình vẫn phải trả một nửa và tìm chỗ khác khoan lại. Lần này hy vọng sẽ khoan đúng nơi có nước. “Trong thôn hiện có khoảng 350 hộ. Những gia đình có điều kiện thì thuê người khoan giếng để lấy nước sinh hoạt, số còn lại phải mua ống kéo nước của những hộ có giếng khoan về dùng”-ông Thọ chia sẻ.
Ông Nguyễn Hữu Thọ (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê) thuê người khoan giếng để lấy nước sinh hoạt. Ảnh: N.S
Ông Nguyễn Hữu Thọ (thôn Tú Thủy 2, xã Tú An, thị xã An Khê) thuê người khoan giếng để lấy nước sinh hoạt. Ảnh: N.S
Ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An-cho biết: Hiện nay, hầu hết giếng đào của người dân trong xã đã cạn, không đủ nước sinh hoạt. Xã chỉ biết vận động những nhà có giếng khoan còn nước chia sẻ với những gia đình không có nước. Nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài thì nhiều hộ dân của xã sẽ đối diện với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Ở huyện Đak Pơ, do nắng hạn kéo dài, hơn 300 hộ dân ở các làng: Bút, Kuk Kôn, Kuk Đak (xã An Thành) cũng đang trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt cục bộ dù nơi đây có đến 111 giếng đào và 23 giếng khoan. Hiện nước tại một số giếng xuống thấp, không đủ phục vụ nhu cầu người dân. Ngoài ra, một số giếng lại có hiện tượng nhiễm phèn, nhiễm dầu không đảm bảo cho người dân sử dụng. Tương tự, 66 hộ dân làng Jun (xã Yang Bắc) cũng đang bị thiếu nước sinh hoạt. Chị Đinh Thị Chiech (làng Jun) cho biết: Hơn 2 tháng nay, gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác trong làng phải ra sông Ba để tắm giặt do nước giếng khô cạn không đủ dùng. Riêng nước sinh hoạt thì phải sử dụng tiết kiệm đến mức tối đa.
Không chỉ người dân An Khê, Đak Pơ mà nhiều hộ ở huyện Kbang cũng đang ngày ngày phải chật vật tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt. Theo ông Lê Cao Sáng-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kbang, hiện thị trấn Kbang có 3.500 hộ dân, trong đó 2.500 hộ đã được tiếp cận nguồn nước từ các nhà máy nước của thị trấn cung cấp. Do năm nay nắng hạn kéo dài nên nguồn nước đầu nguồn của các nhà máy bị cạn, dẫn đến lưu lượng nước không đủ để cung cấp thường xuyên cho người dân. Bên cạnh đó, khoảng 1.000 hộ chưa được sử dụng nước máy mà giếng nước của gia đình họ thường xuyên bị cạn kiệt vào mùa khô. Các hộ dân này đã khắc phục bằng cách khoan giếng, mua bồn hoặc xây bể trữ nước. Nhưng do thiếu nước trầm trọng, các hộ trên phải mua thêm nước bình về sử dụng một cách tiết kiệm.
Mực nước ở hồ Hà Tam (huyện Đak Pơ) đã xuống rất thấp. Ảnh: N.D
Mực nước ở hồ Hà Tam (huyện Đak Pơ, Gia Lai) đã xuống rất thấp. Ảnh: N.D
Sông, hồ khô cạn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đak Pơ có 20 công trình thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tưới thiết kế là 433 ha lúa 2 vụ và hoa màu. Trong đó, có 2 trạm bơm điện; 2 hồ chứa có dung tích từ 500 ngàn m3 đến 1 triệu m3 nước là hồ Hà Tam (xã Hà Tam), hồ Cà Tung 4 (thị trấn Đak Pơ); 4 hồ chứa có dung tích dưới 200 ngàn m3 là hồ Thôn Trang (xã Yang Bắc), hồ Ta Ly I, Ta Ly II (xã Cư An) và hồ Tờ Đo (xã Phú An), chưa kể nhiều ao, bàu, đập nhỏ. Đến nay, hầu hết các hồ chứa, ao bàu nơi đây đã cạn kiệt nguồn nước.
Ông Hoàng Phi Ấn-Chủ tịch UBND xã Hà Tam-cho biết: Nắng hạn kéo dài trong thời gian qua đã làm các hồ chứa như: Hà Tam, Suối Cát, Cây Gòn, Bà Đa, Rù Rì và các ao bàu trên địa bàn xã cạn kiệt nguồn nước. Nhiều loại cây trồng do thiếu nước tưới nên bị ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Những tháng trước, xã đã lập phương án tưới chống hạn cho từng vùng sản xuất, vận động người dân nạo vét kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm. Nhưng hiện nay, hầu hết các ao hồ, bàu đập trên địa bàn xã đều đã cạn nước, mọi phương án chống hạn đều không còn tác dụng.
Một số ruộng lúa nước của làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) nứt nẻ vì nắng hạn. Ảnh: N.S
Một số ruộng lúa nước của làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, Gia Lai) nứt nẻ vì nắng hạn. Ảnh: N.S
Tương tự, 170 hồ đập của thị xã An Khê cũng trong tình trạng cạn kiệt nguồn nước do nắng nóng kéo dài thời gian qua. Ông Huỳnh Ngọc Mỹ-Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê-thông tin: Hiện tại, mực nước tại 10 công trình thủy lợi lớn ở các xã Tú An, Cửu An, Song An và Thành An đang giảm mạnh, một số chỗ đã trơ đáy, nếu không có nước bổ sung thì rất gay go. Ngoài ra, theo báo cáo sơ bộ của các xã, hiện những hồ đập nhỏ do các địa phương quản lý đã không còn nước để bơm.
Còn tại huyện Kbang, các hồ thủy lợi, thủy điện hiện đã xuống xấp xỉ mực nước chết. Ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho hay: Hạn hán xảy ra từ cuối năm 2018 do lượng mưa ít và kết thúc sớm, mực nước ở các sông, suối thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Trước tình hình trên, UBND huyện đang chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các xã tiếp tục nạo vét kênh mương thủy lợi để giảm thất thoát nguồn nước tưới. “Trước mắt, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, hạn hán xảy ra trên địa bàn nhằm điều tiết kế hoạch gieo trồng phù hợp với khả năng đáp ứng của các công trình thủy lợi; vận động người dân tích trữ nước và sử dụng tiết kiệm. Bên cạnh đó, tích cực triển khai các phương án chống hạn, chuẩn bị máy bơm, nhiên liệu phục vụ công tác chống hạn...”-ông Tình cho biết. 
NGỌC SANG-LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.