Kuala Lumpur và nhà Việt ở Genting

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn một giờ rưỡi bay từ TP. Hồ Chí Minh, chiếc máy bay Boeng 767 của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam nghiêng cánh trên bầu trời thủ đô Kuala Lampur, bên dưới là thảm xanh mênh mông đến vô tận của rừng cọ- biểu tượng Vương quốc Malaysia. Phi trường quốc tế Kuala Lumpur không thua kém các sân bay trong khu vực như Bangkok, Singapore và cả Thượng Hải (Trung Quốc), với hàng trăm cửa và hệ thống tàu điện trên không (skyray) đưa khách từ đường băng về nhà ga, cứ năm phút một chuyến chở được gần trăm người. Con đường cao tốc về trung tâm thủ đô dài 60 km rộng 8 làn xe, hai bên cũng vẫn rừng cọ bạt ngàn.

Kuala Lumpur là một thủ đô năng động và đang trên đà phát triển, chỉ trong vòng mấy năm gần đây đã tăng từ 1,8 triệu dân lên 3 triệu dân, thực sự là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Malaysia. Các nhà quy hoạch thành phố tuy đã tính đến sức tăng trưởng của đô thị hiện đại này trong xây dựng khu trung tâm với những tòa nhà cao tầng, hệ thống đường nội thành rộng đến bốn, tám làn xe song vẫn không thể đáp ứng lượng xe lưu thông vào giờ cao điểm. Anh Asman- hướng dẫn viên du lịch ở Kuala Lumpur cho biết, xe ô tô loại bốn-năm chỗ ngồi sản xuất tại Malaysia và được chính phủ khuyến khích người dân mua thông qua các chính sách hỗ trợ nên giá chỉ 6-7 ngàn USD, do vậy ai cũng có ô tô và chuyện tắc đường cả giờ đồng hồ là bình thường.

Thánh đường Hồi giáo ở Kuala Lumpur. Ảnh T.P
Thánh đường Hồi giáo ở Kuala Lumpur. Ảnh T.P

Khu vực trung tâm- nơi có tòa tháp đôi nổi tiếng của Tập đoàn Petronas hoặc khu vực Jalang Ampang luôn kẹt xe với hàng dãy dài ô tô. Dầu cọ, cao su là thế mạnh kinh tế của vương quốc đặc biệt này (Malaysia theo chế độ quân chủ bầu cử. Cả nước có 13 bang, mỗi bang do một tiểu vương nắm quyền. Cứ 5 năm bầu cử một lần, tiểu vương nào trúng cử được lên làm vua), thu nhập của người dân khá cao, trung bình mỗi tháng khoảng 2-3 ngàn ringit (1 ringit bằng 7 ngàn đồng Việt Nam) nên người ta đi mua sắm, tiêu xài nhiều, những dãy phố dài và các siêu thị lớn ở khu Bukit Bintang vào mùa bán hàng giá rẻ đều đông nghẹt người.

Tác giả trước tòa tháp đôi.
Tác giả trước tòa tháp đôi.

Malaysia chưa đầu tư lớn để du lịch trở thành ngành công nghiệp không khói mũi nhọn như ở Thái Lan hay Trung Quốc, có lẽ do ảnh hưởng bởi một số nguyên tắc khá khắc khe của văn hóa đạo Hồi-quốc giáo Malaysia. Ngoại trừ cao nguyên Genting, tại các công trình kiến trúc, văn hóa đặc sắc như tòa tháp đôi Twin Towers, Quảng trường Độc lập, Nhà thờ Hồi giáo, Hoàng cung… du khách chỉ đến tham quan rồi đi và tại đây cũng không có dịch vụ gì khác. Phòng khách sạn 3 sao ở đây không cung cấp các đồ dùng cá nhân như lược, bàn chải đánh răng và không có cả dép đi trong nhà.

Trung tâm vui chơi Genting xây dựng trên cao nguyên Cameron cao gần 2.000 mét so mặt nước biển, cách Kuala Lumpur hơn 60 km, các công trình tại đây rất quy mô, từ đường lên núi cho đến các khách sạn, casino… Đây là trung tâm vui chơi lớn nhất Malaysia do Tan Sri Lim Goh Tong đầu tư xây dựng từ năm 1969, đến nay sau hơn 40 năm, Genting có 6 khách sạn quốc tế, trong đó có khách sạn nổi tiếng First World 6.200 phòng, 2 khu nghỉ dưỡng, sân golf, 170 nhà hàng và cửa hàng mua sắm, sòng bạc… Lên Genting ngoài đường đèo quanh co, ngoạn mục còn có đường cáp treo dài 3,8 km là một trong số ít đường cáp treo dài nhất Đông Nam Á. Trên đỉnh núi hầu như quanh năm sương mù bao phủ, du khách được tận hưởng khí hậu ôn đới.

Nhà việt ở Genting. Ảnh: T.P
Nhà việt ở Genting. Ảnh: T.P

Trong vô số hàng quán ở Genting, bất chợt tôi gặp Việt Nam house-nhà Việt-một ngôi quán nhỏ bên kia cây cầu thiết kế như Chùa Cầu ở đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). Vào quán ta cảm thấy quen thuộc và không có cảm giác đang ngồi ở một nơi cách xa Tổ quốc hàng ngàn cây số. Các món ăn Việt Nam ở đây đều được in bằng hai thứ tiếng, Việt và Anh, giá khá rẻ. Cơm, phở, bánh bèo, bánh xèo… các loại thức ăn phổ biến ba miền đều có mặt. Nhân viên nam mặc áo in chữ thọ. Cô gái mặc áo dài truyền thống Việt Nam đứng đón thực khách bên ngoài quán cho biết nhà Việt có mặt ở Genting đã ba năm. Cô là nhân viên sang đây theo diện xuất khẩu lao động. Tôi hỏi lương tháng bao nhiêu thì cô cười: Cũng được!

Phố Kuala Lumpur. Ảnh: T.P
Phố Kuala Lumpur. Ảnh: T.P

Bất chợt tôi nhớ lại hai cô gái gặp trên chuyến bay sang Malaysia, đó là cô Nguyễn Thị Lanh, 20 tuổi, ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp và cô Út, 36 tuổi, ở Hậu Giang. Cả hai đều sang Malaysia để giúp chị nuôi con nhỏ. Lanh đóng 8.150.000 đồng theo diện khách du lịch cho Công ty Du lịch Việt,  cô Út đi tự túc. Xuống sân bay, Lanh được chị đón và tách đoàn, Út bị Hải quan Malaysia chặn lại. Không biết rồi cô có nhập cảnh vào Malaysia được không! Một hướng dẫn viên du lịch cho biết anh đã gặp không ít trường hợp người Việt sang đây rồi tìm cách ở lại để lao động nên Hải quan Malaysia kiểm tra gắt. Rồi đây chắc sang Malaysia cũng khó như sang Hàn Quốc, anh lắc đầu, chép miệng.

Đến Kuala Lumpur chúng ta cảm nhận đất nước Hồi giáo này được thiên nhiên ưu đãi và Malaysia đã khai thác tiềm năng thế mạnh ấy để đưa nền kinh tế phát triển. Với diện tích 330.000 km vuông, rộng không thua kém Việt Nam nhưng dân số chỉ 28 triệu người, Malaysia đủ điều kiện để quy hoạch, xây dựng các đô thị và khu kinh tế hiện đại như những điểm nhấn trên bán đảo xinh đẹp và đầy triển vọng. Và tôi cũng bất chợt nhớ về những cánh rừng cao su, cà phê bạt ngàn ở Tây Nguyên-vùng đất thấm đẫm huyền thoại, lịch sử, văn hóa… đang hối hả vươn lên, góp phần khẳng định một Việt Nam năng động, hội nhập…

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.