Krông Pa: Tổ hội nghề nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân các xã, thị trấn của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tích cực xây dựng mô hình tổ hội nghề nghiệp nhằm giúp hội viên liên kết trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Từ năm 2021 đến nay, Hội Nông dân thị trấn Phú Túc đã thành lập được 3 tổ hội nghề nghiệp gồm: Tổ hội chăn nuôi bò sinh sản, Tổ hội cơ giới dịch vụ nông nghiệp và Tổ hội trồng trọt, chăn nuôi do phụ nữ làm chủ.

Bà Đỗ Thị Minh Tuyến-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn-cho biết: Nhằm giúp các tổ hội hoạt động hiệu quả, các buổi sinh hoạt định kỳ của tổ được tổ chức một cách linh hoạt. Hội Nông dân thường xuyên mời lãnh đạo thị trấn tham dự cùng để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các thành viên; đồng thời, tổ chức cho các thành viên tham quan những mô hình hay để học tập kinh nghiệm, áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình. Bằng cách đó, năng suất cây trồng, vật nuôi được nâng cao, giúp các thành viên tăng thu nhập.

Hội Nông dân thị trấn Phú Túc tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả. Ảnh: V.C

Hội Nông dân thị trấn Phú Túc tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả. Ảnh: V.C

Với 21 thành viên, Tổ hội nghề nghiệp cơ giới dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả tại thị trấn Phú Túc. Ông Phạm Văn Tưởng-Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp cơ giới dịch vụ nông nghiệp-chia sẻ: Thành lập từ năm 2022, tổ hội đã tập hợp những hội viên nông dân cùng sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp.

“Riêng gia đình tôi hiện có 2 máy cày phục vụ canh tác 10 ha mía, mì. Không chỉ phục vụ sản xuất của gia đình, các thành viên còn nhận khoán, làm thuê cho người dân thị trấn và các xã lân cận. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ hoặc qua nhóm Zalo, các thành viên cùng chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu việc làm, giúp nhau tăng thu nhập cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất của gia đình”-ông Tưởng thông tin.

Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê sinh sản buôn Ia Hly (xã Krông Năng) thành lập năm 2021 với 11 thành viên. Ông Ksor Y Về-Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê sinh sản-cho hay: Trước đây, người dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình nên chưa tạo được tính bền vững, thu nhập không ổn định. Khi tổ hội được thành lập, các thành viên cùng bàn bạc, tìm hiểu nhu cầu thị trường để mở rộng quy mô chăn nuôi.

Tháng 7-2021, được Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho vay 150 triệu đồng trong thời gian 3 năm, các thành viên đã đầu tư làm chuồng trại, mua thêm con giống để phát triển chăn nuôi.

“Từ 10 con dê giống ban đầu, đến nay, đàn dê của tổ đã phát triển hơn 500 con. Với giá trung bình khoảng 120 ngàn đồng/kg dê thịt, mỗi năm, sau khi trừ chi phí, các thành viên trong tổ có thu nhập 40-60 triệu đồng. Hội Nông dân xã cũng phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản cho hội viên.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động kết nạp thêm 3-4 hội viên vào tổ hội để phát triển chăn nuôi dê một cách bền vững”-ông Ksor Y Về cho biết.

Tham gia tổ hội từ những ngày đầu thành lập, ông Ksor Liêm (buôn Ia Hly) được hỗ trợ vay 13 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện để sửa chữa, mở rộng chuồng trại và mua thêm dê giống. Từ 5 con dê ban đầu, đàn dê của gia đình hiện có trên 40 con. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định.

Ông Liêm bộc bạch: “Sau khi tham gia tổ hội, thông qua các lớp tập huấn, tôi biết cách làm chuồng trại chăn nuôi đúng kỹ thuật, biết cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc xin phòng bệnh cho dê. Các thành viên trong tổ cùng chăn nuôi, hỗ trợ nhau tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Nhờ đó, dê bán được giá, giúp mọi người tăng thu nhập”.

Hoạt động của Tổ hội nghề nghiệp cơ giới dịch vụ nông nghiệp thị trấn Phú Túc góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Vũ Chi

Hoạt động của Tổ hội nghề nghiệp cơ giới dịch vụ nông nghiệp thị trấn Phú Túc góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Vũ Chi

Ông Nguyễn Đình Nhung-Chủ tịch Hội Nông dân huyện-cho hay: Xác định kinh tế tập thể là “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, Hội Nông dân huyện chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động nông dân tham gia các mô hình kinh tế tập thể. Hiện toàn huyện có 4 chi hội nghề nghiệp và 57 tổ hội nghề nghiệp. Các mô hình này đã tạo thuận lợi cho hội viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Để giúp các chi hội, tổ hội hoạt động hiệu quả, Hội vận động hội viên tham gia xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện được hơn 2,2 tỷ đồng và đã giải ngân cho 12 dự án, 13 phương án sản xuất kinh doanh với số tiền trên 2 tỷ đồng; đồng thời, phối hợp với các ban, ngành tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị đầu bờ, tham quan học tập mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả với hơn 4.500 lượt hội viên nông dân tham gia.

“Thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức hội viên nông dân về vai trò của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ các chi hội, tổ hội nghề nghiệp, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp nhằm giúp hội viên nông dân nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.