Krông Pa: Tích cực chuẩn bị gieo trồng vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, chính quyền huyện Krông Pa đang đôn đốc người dân thu hoạch nốt diện tích cây trồng vụ Đông Xuân để chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho sản xuất vụ mùa.

Theo kế hoạch vụ mùa 2018, huyện Krông Pa sẽ gieo trồng trên 34.944 ha cây trồng các loại. Trong đó, lúa 2.500 ha, bắp 2.250 ha, mì 17.500 ha, mè 1.700 ha, điều 4.200 ha (trồng mới 85 ha), rau các loại 1.250 ha, đậu các loại 970 ha và một số cây trồng ngắn ngày khác như: khoai lang, dưa hấu...

 

Người dân Krông Pa làm đất để gieo trồng vụ mùa. Ảnh: L.N
Người dân Krông Pa làm đất để gieo trồng vụ mùa. Ảnh: L.N

Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa, cho biết: “Để sản xuất vụ mùa hiệu quả, chúng tôi đã khuyến cáo người dân gieo sạ tập trung theo lịch tưới tiêu của Ban Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi huyện và Xí nghiệp Thủy nông Ia Mlah. Đồng thời, các địa phương tích cực vận động người dân chuyển đổi cây trồng, không gieo trồng ở những vùng không chủ động được nước tưới và tranh thủ độ ẩm để gieo trồng những cây ngắn ngày. Còn đối với các xã có công trình thủy lợi, cần khai thác có hiệu quả diện tích có nước tưới”.

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn của huyện cũng khuyến cáo người dân nhiều giải pháp để hạn chế dịch bệnh trên cây trồng ngay từ đầu vụ. Ông Huỳnh Nam Long-Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật huyện Krông Pa, cho biết: Đối với cây lúa, hàng năm thường xuất hiện các loại bệnh như: vàng lá, tuyến trùng hại rễ, bọ trĩ gây hại, sâu cuốn lá, sâu đục thân, đạo ôn, khô vằn, đốm nâu... Vì vậy,  người dân nên áp dụng triệt để các biện pháp quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và chương trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp ICM để giảm chi phí sản xuất, giảm thiệt hại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Bệnh vàng lá sinh lý do nghẹt rễ lúa cũng thường xuất hiện gây hại nên người dân cần bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời. Khi xuất hiện bệnh hại, người dân cần chủ động sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun nhưng phải theo đúng nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Người dân cũng nên dùng giống lúa mới để gieo trồng, tránh dùng giống lúa cũ. Còn đối với các loại cây trồng khác, như: mì, điều, mía cũng cần đẩy mạnh khâu chăm sóc, bón phân khi đủ độ ẩm và phòng trừ bệnh kịp thời khi mới xuất hiện...  

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Krông Pa đã xuất hiện một số cơn mưa. Tuy nhiên, lượng mưa vẫn chưa đủ độ ẩm để xuống giống nên người dân đang tích cực làm đất, chuẩn bị nguồn giống để sẵn sàng cho vụ mới. Để đảm bảo sản xuất vụ mùa đúng tiến độ, hầu hết các hộ dân đều làm đất bằng máy, cày sâu và kỹ. Theo nhiều nông dân, ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, họ đã triển khai làm đất và chuẩn bị tất cả các khâu cho sản xuất vụ mùa. Nhờ việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên khâu làm đất được triển khai nhanh gọn. Đồng thời, khâu chuẩn bị giống cũng được người dân chủ động triển khai theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Theo đó, người dân sử dụng các loại giống lúa xác nhận, nguyên chủng, ngắn và trung ngày, có năng suất, chất lượng, chống đổ ngã, chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt như: giống Q5, OM6976, ML48, HT1, LH12; giống bắp Bioseed 6998, CP888; giống mía KK3, KK6, LK92-11, K88-92; giống mì KM95, KM914, KM98-5...

“Hiện cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương đang đôn đốc người dân thu hoạch nốt diện tích lúa Đông Xuân còn lại và chuẩn bị giống, làm đất để khi có mưa xuống, đất đủ độ ẩm thì tiến hành gieo trồng đồng loạt. Huyện cũng sẽ tiếp tục triển khai các mô hình khuyến nông như trồng mì xen cây đậu, phát triển kinh tế vườn ở buôn Mlah (xã Phú Cần), thâm canh lúa nước tại 3 xã: Phú Cần, Chư Gu và Ia Mlah; tập trung tu sửa các hệ thống kênh mương, hồ đập và có phương án tích nước để chủ động nước cho vụ mùa năm 2018 thắng lợi”-ông Đinh Xuân Duyên cho biết thêm.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null