Krông Pa quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa với mục tiêu giáo dục truyền thống cách mạng gắn với phát triển du lịch.

Được khánh thành vào năm 2020 trong khuôn viên rộng gần 2 ha, Khu lưu niệm lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện H2 tại buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng) là điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến với vùng “chảo lửa” Krông Pa. Ngay sau khi Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 2-8-2022 xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, khu lưu niệm đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Khu căn cứ kháng chiến Cư Jũ-Dliê Ya. Ảnh: V.C

Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Khu căn cứ kháng chiến Cư Jũ-Dliê Ya. Ảnh: V.C

Anh Nguyễn Đức Tâm-Bí thư Huyện Đoàn Krông Pa-chia sẻ: Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, Huyện Đoàn tổ chức các hoạt động về nguồn, tham quan, trồng cây xanh tại Khu lưu niệm lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện H2. Gần đây nhất là hành trình về nguồn nhân kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong (15-7).

Các đoàn viên, thanh niên đã đến dâng hương, dọn vệ sinh trong khuôn viên khu lưu niệm; giao lưu văn nghệ; nghe các cựu thanh niên xung phong kể về những kỷ niệm trong kháng chiến; đồng thời, hướng dẫn người dân quét mã QR để tìm hiểu thông tin về khu lưu niệm.

Dịp này, Huyện Đoàn tặng 10 phần quà cho các cựu thanh niên xung phong tham gia hoạt động về nguồn. Trước đó, cũng tại khu lưu niệm, Huyện Đoàn trao tặng 1 cặp dê sinh sản trị giá 5 triệu đồng cho 1 thanh niên yếu thế. “Giáo dục truyền thống cách mạng thông qua di tích lịch sử là cách làm sáng tạo, hiệu quả nhằm giúp đoàn viên, thanh-thiếu niên chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương. Từ đó, mọi người tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di tích cũng như nỗ lực cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương”-Bí thư Huyện Đoàn khẳng định.

Bà Trịnh Thị Thu-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện-cho hay: Năm 2023, Trung tâm đã phục vụ 14 đoàn khách đến tham quan Khu lưu niệm lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện H2. Đây cũng là nơi diễn ra lễ kết nạp đảng viên mới của các Chi bộ: Trường THPT Nguyễn Du, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện, Trường THPT Chu Văn An, Trường THCS xã Đất Bằng. Hàng năm, UBND huyện đều bố trí kinh phí tôn tạo, trồng cây xanh để khu lưu niệm thêm khang trang.

Ông Trần Như Lý-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Krông Pa: Thời gian tới, huyện sẽ tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng chuỗi du lịch di sản kết hợp du lịch trải nghiệm nhằm thu hút du khách, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của địa phương phát triển.

Cũng theo bà Thu, cùng với việc bảo tồn các di tích lịch sử, công tác lập hồ sơ công nhận di tích được huyện đặc biệt quan tâm. Ngày 29-12-2023, Khu căn cứ kháng chiến Cư Jũ-Dliê Ya tại xã Chư Drăng và xã Uar được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia. Đây là căn cứ đầu não, ghi dấu nhiều chiến công hiển hách, khẳng định sự trưởng thành của Đảng bộ và chính quyền cách mạng tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Di tích nằm trong dãy núi Dliê Ya hùng vĩ với nhiều ngọn núi tựa lưng vào nhau và là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông suối. Vì vậy, huyện định hướng xây dựng nơi đây thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Ngoài ra, huyện đang hoàn tất hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần và mộ ông Phan Hữu Phàn tại thôn Thắng Lợi và buôn Thim, xã Phú Cần. Đền được xây dựng cách đây hơn 80 năm ghi dấu lịch sử khai hoang lập làng của người Kinh ở phía Đông Nam tỉnh. Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, người dân trong xã lại cùng nhau tổ chức giỗ tiền hiền tưởng nhớ người có công lập làng, khai khẩn vùng đất Phú Cần.

“Nếu được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh, huyện sẽ phân bổ nguồn kinh phí để mở rộng khu thờ tự, xây thêm khu phụ để cúng giỗ thuận tiện cũng như trồng thêm cây xanh tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp tại khu đền theo nguyện vọng của người dân. Qua đó, giúp thế hệ con cháu thêm hiểu biết về lịch sử phát triển của vùng đất Krông Pa xưa”-bà Thu thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...