Krông Pa: Nuôi kỳ đà mang lại hiệu quả kinh tế cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhằm đa dạng hóa các loại vật nuôi, năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa triển khai mô hình nuôi kỳ đà thương phẩm hộ gia đình tại thị trấn Phú Túc. Mô hình được triển khai tại 3 hộ gia đình, với tổng kinh phí gần 292 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 170 triệu đồng, vốn nông dân đối ứng gần 122 triệu đồng. Mỗi hộ được cấp 60 kg kỳ đà giống (tương đương với 33 triệu đồng với tổng số khoảng 80 con giống), hỗ trợ 50% chi phí thức ăn và thú y, cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân. Sau 5 tháng triển khai thực hiện, kỳ đà sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít bệnh tật, trọng lượng trung bình mỗi con đạt khoảng 3,5 kg. Với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu của mỗi hộ được khoảng 98 triệu đồng, sau khi trừ đi các loại chi phí thì thu được lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng.

Ông Ksor Blăk-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa cho biết: Kỳ đà rất dễ nuôi, ít bệnh tật, lớn nhanh. Thức ăn cho kỳ đà được tận dụng từ nhiều nguồn phụ phẩm dư thừa ở địa phương. Trong khi đó, đầu ra tương đối ổn định, thương lái ở các tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên… đến tận nơi để đặt hàng với số lượng lớn.
 

Ảnh: Quang Tấn
Ảnh: Quang Tấn

Bà Phạm Thị Xuyến-tổ dân phố 6, thị trấn Phú Túc, dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi kỳ đà rộng hơn 65 m2 của gia đình. Bà phấn khởi cho biết: Đây đã là năm thứ hai gia đình tôi triển khai nuôi kỳ đà. Năm 2011, tôi đầu tư làm chuồng trại để nuôi thử nghiệm 30 con kỳ đà, kết quả rất khả quan, xuất chuồng được khoảng 1,3 tạ với giá bán tại thời điểm đó khoảng trên 400 ngàn đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí lợi nhuận mà gia đình thu về được trên 20 triệu đồng.

Phấn khởi với những thành công bước đầu, năm 2012 bà tiếp tục đầu tư mở rộng thêm chuồng trại, thả nuôi hơn 1,6 tạ giống (trong đó 60 kg giống thuộc mô hình) đến thời điểm này gia đình bà đã xuất bán được đợt đầu khoảng 1 tạ kỳ đà thương phẩm với giá bán trung bình khoảng 350 ngàn đồng/kg. Số còn lại khoảng trên 70 con hiện tại vẫn đang sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi con đạt trọng lượng khoảng 2,5-3 kg. Mặc dù giá kỳ đà năm nay thấp hơn những năm trước nhưng lợi nhuận thu được vẫn cao hơn nhiều so với đầu tư trồng mì, thuốc lá hay lúa.

Bà Xuyến cho biết thêm: Do giá con giống hiện nay trên thị trường khá đắt đỏ (550 ngàn đồng/kg), vì vậy tôi dự định sẽ đầu tư nuôi thử nghiệm kỳ đà sinh sản, nếu thành công thì hiệu quả sẽ rất cao.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.