Krông Pa: Kỳ vọng những cây cầu dân sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Krông Pa (Gia Lai) là một trong những địa phương được hưởng lợi từ Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Chính quyền và người dân nơi đây đang rất kỳ vọng 5 cây cầu dân sinh sau khi hoàn thành sẽ giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi hơn.
Nhiều năm nay, để sang trung tâm huyện, người dân các xã phía Nam sông Ba của huyện Krông Pa thường đi qua cây cầu tạm (cầu Ia Rmok) được các hộ dân làm bằng gỗ. Do cầu làm tạm bợ, lưu lượng người qua lại đông nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là vào mùa mưa bão. Chính vì vậy, người dân mong mỏi Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng một cây cầu kiên cố để đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi, hạn chế tình trạng nông sản làm ra bị thương lái ép giá.
 Cầu Ia Rmok được xây dựng ngay bên cầu tạm. Ảnh: Q.T
Cầu Ia Rmok được xây dựng ngay bên cầu tạm. Ảnh: Q.T
Cây cầu mơ ước của người dân các xã phía Nam sông Ba giờ đang dần hiện hình. Năm 2018, cầu Ia Rmok đã được triển khai xây dựng từ nguồn vốn của Dự án LRAMP do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Cây cầu này có chiều dài hơn 330 m, rộng 4 m với tổng kinh phí đầu tư hơn 36,2 tỷ đồng. Hiện nay, nhà thầu đang gấp rút triển khai thi công công trình này. Dự kiến, cuối năm 2019, cầu Ia Rmok sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Anh Ksor Viên (buôn Blăk, xã Ia Rmok) cho biết: “Đi qua cầu tạm tiềm ẩn nguy hiểm nhưng quãng đường, thời gian được rút ngắn rất nhiều so với đi vòng qua cầu Phú Cần. Vì vậy, lâu nay, người dân đều chọn đi qua cầu tạm để sang trung tâm huyện. Giờ được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cầu mới kiên cố, chúng tôi phấn khởi lắm. Hy vọng cầu nhanh chóng xây xong để người dân được đi lại, buôn bán thuận lợi hơn”.
Theo ông Nguyễn Thanh Vân-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Krông Pa: Cầu Ia Rmok sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ kết nối thị trấn Phú Túc với các xã phía Nam sông Ba như: Ia Rmok, Ia Hdreh, Krông Năng... Đây cũng là tuyến kết nối giữa quốc lộ 25 và đường Trường Sơn Đông, tạo điều kiện cho người dân đi lại, giao thương thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội các xã phía Nam sông Ba ngày càng phát triển. Đồng thời, cây cầu còn tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với các dịch vụ về y tế, giáo dục...
Ngoài ra, cũng từ nguồn vốn của Dự án LRAMP, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đầu tư làm 4 cây cầu dân sinh khác ở huyện Krông Pa, gồm: cầu Blúk (xã Phú Cần); cầu Chư Tê, Ơi Kia 1, Ơi Kia 2 (xã Ia Rsai) và 1 cống hộp ở xã Ia Mlah với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Tất cả các công trình trên đều được triển khai xây dựng từ năm 2018 và dự kiến năm 2019 sẽ đưa vào sử dụng. Đây đều là những công trình nằm trên tuyến giao thông quan trọng nối trung tâm các xã với các buôn, làng. Do đó, chính quyền địa phương và người dân rất kỳ vọng những công trình này sẽ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
 QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.