Krông Pa đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, Huyện ủy Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã ban hành và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập cho người dân; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Trên cơ sở chương trình trọng tâm mà Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII đề ra, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ về cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương; đưa công nghệ mới vào các khâu như: sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu của huyện đến năm 2025 có khoảng 500 ha lúa chất lượng cao, 100 ha cây ăn quả được sản xuất theo quy trình VietGAP, 2.000 ha cây trồng chủ lực được ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và đẩy mạnh lai cải tạo đàn bò.
Bà Đàm Thị Lãm (tổ 10, thị trấn Phú Túc) chọn mô hình chăn nuôi bò lai để phát triển kinh tế. Với gần 20 con bò lai mỗi năm, gia đình bà thu nhập hơn 100 triệu đồng. “Nuôi bò lai sinh sản rất hiệu quả. Bê con có tầm vóc lớn, phát triển nhanh đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với bò địa phương”-bà Lãm chia sẻ. Còn anh Kbôr Luyết (buôn Blak, xã Ia Rmok) thì cho hay: “Nhà tôi có 2 ha mì, 10 con bò, 30 con dê. Từ kiến thức tiếp nhận được tại các lớp tập huấn, tôi đã áp dụng khoa học kỹ thuật và phòng-chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí”.
Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo trên địa bàn huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam
Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo ở huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam
Đến nay, toàn huyện Krông Pa có hơn 2.630 ha cây trồng được ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo phương pháp phun mưa, nhỏ giọt; tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất trên 90%, chăm sóc 30%, thu hoạch 50%, vận chuyển 100%; lai tạo trên 3.000 con bò với các giống: Red Angus, Barhman, BBB, Limousine. Đặc biệt, nhãn hiệu Bò Krông Pa-Gia Lai đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đinh Xuân Duyên cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn đã triển khai nhiều giải pháp để đưa nghị quyết của Huyện ủy vào cuộc sống như: tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, hàng năm, huyện hỗ trợ cây, con giống có năng suất, chất lượng cao để người người dân phát triển kinh tế. 
Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Sau khi rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, huyện Krông Pa có tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp 102.462 ha (75.698 ha có rừng, 26.764 ha chưa có rừng, 260 ha có rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp), độ che phủ rừng đạt 50,39%. Hàng năm, UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ông Trịnh Thanh Khiết-Bí thư Đảng ủy xã Đất Bằng-cho hay: Đảng ủy xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, lực lượng chuyên môn phối hợp với Mặt trận, hội, đoàn thể xã và các thôn, buôn tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng cũng như đẩy mạnh công tác trồng rừng. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm. Trên cơ sở Nghị quyết của Huyện ủy, Đảng ủy xã đã ban hành kế hoạch về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2021-2025.
Theo ông Trương Quốc Dụng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện: Thời gian qua, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của việc bảo vệ rừng, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên rừng, trồng rừng. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm phối hợp với ngành chức năng, UBND các xã, đơn vị chủ rừng tổ chức tuần tra, truy quét tại các khu vực trọng yếu thường xảy ra vi phạm. Trong 3 tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng phát hiện 10 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 4 vụ so với cùng kỳ năm 2021.
Người dân Krông Pa thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Lê Nam
Người dân Krông Pa thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Lê Nam
Trao đổi với P.V, ông Tô Văn Chánh-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện-cho biết: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định tập trung nâng cao chất lượng công tác trên các mặt kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và phấn đấu xây dựng huyện ngày càng phát triển về mọi mặt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. “Để đạt được mục tiêu này, Huyện ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tạo sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tăng thu nhập cho người dân, nhất là vùng dân tộc thiểu số; tập trung ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, huyện tập trung quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Huy động mọi nguồn lực xã hội bảo vệ, phát triển, khai thác, hưởng lợi từ rừng. Cùng với đó, đầu tư trồng rừng, xây dựng nhà máy chế biến góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường”-Bí thư Huyện ủy thông tin thêm.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.