Kông Chro: Tạo đột phá từ đa dạng hóa cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Cán bộ nông nghiệp huyện Kông Chro hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ớt cho ông Phan Đình Sơn (bìa phải). Ảnh: Nguyễn Diệp
Cán bộ nông nghiệp huyện Kông Chro hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ớt cho ông Phan Đình Sơn (bìa phải). Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Phan Đình Sơn (tổ dân phố Plei Ktoh, thị trấn Kông Chro) cho biết: “Những năm trước đây, 10 ha đất của gia đình chuyên trồng mía. Vài năm trở lại đây, giá mía xuống thấp, năng suất giảm trong khi chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận không còn như trước. Gia đình tôi quyết định chuyển hơn 2 ha sang trồng ớt, bí ngô, đậu… xoay vòng theo từng mùa vụ, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa có nguồn thu nhập thường xuyên. Cách làm này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Năm nay, hơn 1 ha ớt dù mất mùa do thời tiết nhưng vẫn thu được gần 6 tấn, bán với giá 50-60 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình vẫn còn lãi trên 200 triệu đồng”.

Những năm gần đây, giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương xuống thấp và bấp bênh khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, nhiều hộ nông dân đã thay đổi nhận thức, mạnh dạn đưa các loại cây trồng mới phù hợp với thị trường tiêu thụ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhất là cây ăn quả và rau xanh.

Bà Nguyễn Thị Lác (làng Tnang, xã Yang Trung) cho hay: “Những năm trước, gia đình tôi chủ yếu trồng mía. Do nắng hạn kéo dài khiến năng suất mía đạt thấp, giá lại giảm nên gia đình chuyển dần sang trồng 1 ha na Thái và ớt. Nhờ giá ổn định nên gia đình tôi có nguồn thu nhập để tái đầu tư sản xuất theo hướng bền vững”.

 Vườn na thái rộng 5 sào của bà Nguyễn Thị Lác (làng Tnang, xã Yang Trung) . Ảnh: Nguyễn Diệp
Vườn na Thái rộng 5 sào của bà Nguyễn Thị Lác (làng Tnang, xã Yang Trung). Ảnh: Nguyễn Diệp


Kông Chro là vùng đất khó, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào thời tiết, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, cuộc sống còn nhiều khó khăn; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Để giúp người dân tiếp cận những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở từng xã nhằm đa dạng hóa cây trồng đáp ứng nhu cầu thị trường, những năm gần đây, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã thực hiện nhiều mô hình sản xuất như: trồng thâm canh 8 ha dừa xiêm và 6 ha cà gai leo tại 2 xã Đak Kơ Ning, Sró; trồng cam thâm canh và bơ booth tại xã Yang Trung; trồng mít tại xã Đak Pơ Pho; trồng nhãn IDO tại xã An Trung… Hiện nay, các loại cây trồng này đang sinh trưởng, phát triển tốt, giúp người dân thay đổi nhận thức, từng bước đa dạng hóa cây trồng.

Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-cho biết: Những năm gần đây, huyện tập trung đầu tư xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả, dược liệu để người dân áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân chuyển đổi những diện tích thường xuyên bị hạn, năng suất thấp sang trồng các loại cây phù hợp để nâng cao thu nhập trên một diện tích. Nhờ đó, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành những vùng chuyên canh cây ăn quả, rau màu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

“Đây là tiền đề quan trọng để huyện định hướng, xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thị trường, giúp người dân tiếp cận sản xuất. Trong đó, tập trung duy trì 5.351 ha mía phục vụ các nhà máy; giảm khoảng 1.140 ha mì cao sản chuyển sang trồng các loại cây khác; đầu tư tăng diện tích cây ăn quả, bắp, điều và các loại rau xanh; triển khai thực hiện mô hình trồng xoài Đài Loan tại một số xã”-ông Hưng cho biết thêm.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null