Kông Chro: 78 vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn cùng đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng.

Qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng đã phát hiện 78 vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2016), gồm: 5 vụ phá rừng, 71 vụ mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép và 2 vụ vi phạm quy định bảo vệ rừng; tịch thu 54,442 m3 gỗ, 3.164 kg gốc rễ, 800 trụ tiêu, 48 xe máy, 1 xe ô tô độ chế và 9 cái cưa xăng; thu phạt hơn 493 triệu đồng nộp vào ngân sách Nhà nước.

Tích cực triển khai công tác trồng rừng. Ảnh: Hồng Thi
Tích cực triển khai công tác trồng rừng. Ảnh: Hồng Thi

Ngoài ra, huyện cũng đã hoàn thành kế hoạch thu hồi đất rừng, trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2017. Theo đó, có 252,9 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã được thu hồi để trồng lại rừng; trồng 1.242,3/1.570 ha rừng (kể cả 64 ha cây phân tán), đạt 79,1% kế hoạch.

Thời gian đến, huyện sẽ tăng cường triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng; kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến gỗ, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Cùng với đó, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; hoàn thành kế hoạch thu hồi đất rừng, trồng rừng…

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.