Kiều hối từ Mỹ về Việt Nam năm 2018 có thể giảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo các chuyên gia, nếu môi trường kinh doanh trong nước tiếp tục thuận lợi, vẫn có thể thu hút lượng kiều hối lớn về Việt Nam.

 
 Những năm qua, lượng kiều hối đổ về Việt Nam liên tục tăng (Ảnh minh họa)
Những năm qua, lượng kiều hối đổ về Việt Nam liên tục tăng (Ảnh minh họa)



Thống kê mới đây từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017 ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016 (11,5 tỷ USD), mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại nhận định: Năm 2018, kiều hối về Việt Nam sẽ gặp nhiều áp lực. Sự hồi phục của kinh tế thế giới và các dòng vốn đầu tư quốc tế sẽ tác động đáng kể tới dòng vốn đầu tư trực tiếp mước ngoài (FDI) và lượng kiều hối vào Việt Nam.

NCIF cho rằng, những áp lực về kiều hồi về Việt Nam sẽ tiếp tục trong năm 2018 do chính sách chống nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, Cục Dự trữ Liên bang (FED) dự kiến nâng lãi suất USD trong năm nay cũng ảnh hưởng lớn tới dòng kiều hối về Việt Nam bởi Mỹ là nước cung cấp khoảng 60% lượng kiều hối. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nước vẫn đang ở mức thấp.

Theo NCIF, việc Mỹ tăng lãi suất đã làm tăng áp lực tỷ giá tới VND và là một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn duy trì chính sách lãi suất tiền gửi ngoại tệ 0% (áp dụng từ 18/12/2015) nhằm giảm bớt nhu cầu ngoại tệ trong nước.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cũng đưa ra quan điểm khá tương đồng với nhận định của NCIF. Ông Hiếu cho rằng, con số 13,8 tỷ USD mà WB đưa ra không thể phản ánh chính xác về tình hình kiều hối năm 2017.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có tác động từ năm ngoái. Hiện lãi suất tiền gửi USD của Việt Nam vẫn bằng 0 trong khi đó ở bên Mỹ lãi suất vẫn tăng sẽ khiến kiều hối từ Mỹ có thể sẽ chậm lại, TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích.


 

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng



Sang năm 2018, chuyên gia này cho dự đoán, kiều hối sẽ tiếp tục bị tác động bởi chính sách nhập cư của Mỹ, và chính sách mậu dịch của Tổng thống Donald Trump.

Năm nay, nhiều khả năng ông Trump sẽ có những biện pháp giới hạn lại nhập khẩu của các nước vào thị trường Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc hàng hoá nhập khẩu ở Mỹ trở nên đắt đỏ hơn. Với những chính sách mậu dịch như vậy, nếu lạc quan, kiều hối từ Mỹ đổ về Việt Nam có thể giữ mức ổn định, cũng không loại trừ khả năng có thể có tác động ngược lại làm giảm kiều hối, TS. Hiếu cho hay.

Trên thực tế, cần phải có thông tin chính xác về lượng kiều hối năm 2017, mới có thể đưa ra những quan điểm, dự báo cụ thể hơn về xu hướng kiều hối năm 2018. Tuy vậy, một số chuyên gia lạc quan rằng, nếu môi trường kinh doanh trong nước tiếp tục thuận lợi thì vẫn tạo được lực hút đối với kiều hối. Việc đầu tư vào các cơ sở sản xuất kinh doanh, hay như đầu tư vào bất động sản cũng sẽ hỗ trợ cho nguồn kiều hối chảy về Việt Nam.

Thêm nữa, tỷ giá USD/VND tiếp tục giữ được sự ổn định cũng là yếu tố thuận lợi trong thu hút kiều hối. Cộng thêm việc tình hình ngoại hối ổn định, nếu tiếp tục chính sách tiền tệ, ngoại hối như năm qua thì lòng tin vào VND vẫn sẽ được củng cố. Do đó kiều bào gửi tiền về đầu tư vào Việt Nam cũng mạnh mẽ hơn, đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh - đô thị có hoạt động thương mại sôi động nhất trong cả nước và đây cũng là nơi kiều hối dồn về mỗi năm lớn nhất.

Chia sẻ trên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ ngoại hối (NHNN) cho rằng, tình hình hiện rất khả quan bởi lượng kiều hối tăng tới hơn 10% lên tới 10 tỷ USD.

Thống kê số liệu kiều hối kể từ khi NHNN áp quy định trần lãi suất USD cho thấy lượng kiều hối vẫn tương đối ổn định và tăng mạnh. Dòng vốn kiều hối về Việt Nam trong thời gian qua không bị tác động bởi sự chênh lệch lãi suất USD của Việt Nam và quốc tế cũng như chính sách lãi suất USD của NHNN, ông Cảnh đánh giá.

Theo Vụ trưởng Vụ ngoại hối, hiện kiều hối được chuyển về Việt Nam được thực hiện qua 4 kênh đó là: Qua hệ thống ngân hàng thương mại, qua tổ chức kinh tế, hải quan và bưu điện. Kênh chuyển tiền phố biến nhất là qua hệ thống ngân hàng thương mại, đạt khoảng 72,6% doanh số kiều hối chuyển về nước (phần còn lại có thể đi qua các kênh chuyển không chính thức). Các thị trường chiếm tỷ trọng lớn cho nguồn cung kiều hối về Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc (bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao), Hàn Quốc, Nhật Bản…

Theo Vụ Ngoại hối NHNN, năm 2017, sự gia tăng của lao động Việt Nam đi nước ngoài là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự ổn định của lượng kiều hối. Bên cạnh đó là sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước, sự linh hoạt của điều hành chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá mới cũng tạo môi trường kinh doanh thu hút hấp dẫn kiều hối chuyển về nước hơn.

Trần Ngọc (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp được Trung ương giao, Sở Dân tộc và Tôn giáo Gia Lai phối hợp cùng các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

Gia Lai tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025

(GLO)- Nhằm thực hiện chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tạm dừng mua sắm hàng hóa tập trung năm 2025.

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Giá USD tăng lên 26.000 đồng

Các ngân hàng tăng giá USD thêm 30 - 80 đồng trong sáng 14.4, lên lại 26.000 đồng/USD. Trong khi đó giá đồng bạc xanh trên thị trường thế giới giảm sâu xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Công chức Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh hướng dẫn người nộp thuế về thủ tục hành chính. Ảnh: S.C

Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh: Nhanh chóng vận hành ổn định theo mô hình mới

(GLO)- Sau khi được thành lập theo mô hình mới, Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh thuộc Chi cục Thuế khu vực XIV đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế kịp thời, thông suốt.

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

Quyết tâm hoàn thành công tác kiểm kê đất đai

(GLO)- Lời Tòa soạn: Theo kế hoạch, trước ngày 30-6-2025, Gia Lai sẽ hoàn thành việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Gia Lai đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng năm 2025 đạt 8,06% trở lên

Gia Lai đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng năm 2025 đạt 8,06% trở lên

(GLO)- Ngày 29-3, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Kế hoạch số 758/KH-UBND về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của tỉnh Gia Lai đạt 8,06% trở lên.