Kiên quyết xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn tỉnh Gia Lai phát hiện và xử lý hơn 3.400 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong lứa tuổi học sinh.

Hiện Ban An toàn giao thông tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) của nhóm đối tượng này.

kien-quyet-xu-ly-hoc-sinh-vi-pham-trat-tu-an-toan-giao-thong-bg-2022-7411.jpg
Lực lượng Công an huyện Đak Đoa kiểm tra hành chính học sinh điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: R.H

Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Vinh-Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an huyện Đak Đoa) cho biết: Từ đầu năm học 2024-2025, đơn vị đã ban hành văn bản đề nghị các cơ quan, ban, ngành và các trường THPT trên địa bàn tăng cường các biện pháp đảm bảo TTATGT cho lứa tuổi học sinh.

Đặc biệt, từ ngày 1-10 đến nay, Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an huyện) và Công an các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền tại 22 trường học với hơn 35.000 lượt học sinh tham gia; tổ chức ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ đối với 30.000 học sinh; tiến hành rà soát, thống kê, lập danh sách học sinh điều khiển phương tiện đến trường để quản lý.

“Mặc dù đã triển khai quyết liệt các biện pháp nhưng trên địa bàn vẫn còn tình trạng học sinh điều khiển xe máy khi chưa đủ điều kiện và mắc các lỗi như: không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định... Từ ngày 1-9 đến 21-10-2024, qua công tác tuần tra, kiểm soát, Công an huyện đã xử lý 52 trường hợp học sinh vi phạm”-Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Vinh thông tin thêm.

Điển hình như vào khoảng 6 giờ 30 phút sáng 11-10, tổ tuần tra Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an huyện Đak Đoa) phát hiện 2 học sinh chở nhau trên xe máy BKS 81B3-390.75 nhưng không đội mũ bảo hiểm. Dù đã ra hiệu lệnh dừng xe nhưng người điều khiển không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy. Đến đoạn đường Nguyễn Huệ (đoạn thuộc làng Piơm, thị trấn Đak Đoa), học sinh cầm lái xuống xe chạy bộ vào vườn nhà người dân, học sinh ngồi sau tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy.

Qua xác minh, 2 học sinh nói trên là em Đ.X.N. (SN 2007) và T.C.T. (SN 2007, cùng trú tại xã An Phú, TP. Pleiku) đang học lớp 12 của một trường THPT trên địa bàn huyện.

2hok-8881-6272.jpg
Công an huyện Đak Đoa tuyên truyền pháp luật cho học sinh trên địa bàn. Ảnh: R.H

Từ đầu năm đến nay, Công an huyện Krông Pa đã phát hiện 68 trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Đại úy Trần Đức Anh-Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự (Công an huyện) cho hay: Để tăng cường công tác bảo đảm TTATGT trong lứa tuổi học sinh, Công an huyện thường xuyên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng ban giám hiệu các trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT cho giáo viên, học sinh.

Đồng thời, tổ chức cho phụ huynh ký cam kết không giao xe cho con em khi chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Ngoài ra, đơn vị cũng tăng cường kiểm tra, rà soát tại các điểm trông giữ xe tự phát xung quanh khu vực trường học để kịp thời xử lý các trường hợp học sinh điều khiển xe phân khối lớn đến trường khi chưa đủ tuổi.

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, từ năm 2023 đến nay, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn tỉnh phát hiện và xử lý hơn 3.400 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong lứa tuổi học sinh, tạm giữ gần 1.800 mô tô, xe máy và gần 1.700 giấy tờ các loại. Cũng trong khoảng thời gian này, trên địa bàn tỉnh xảy ra 188 vụ tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, làm chết 106 người, bị thương 127 người.

Trao đổi với P.V, ông Phan Hữu Hiếu-Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh-thông tin: Thời gian tới, Ban An toàn giao thông tỉnh tiếp tục triển khai Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, đề nghị các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý học sinh vi phạm TTATGT, nhất là các hành vi là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Rà soát, kiểm tra, xử lý triệt để các phương tiện kinh doanh vận tải đưa đón học sinh theo hợp đồng vi phạm các quy định TTATGT. Đồng thời, tổ chức đánh giá, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông trong trường học.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.