Kiểm tra dự án thí điểm trồng khoai tây tại Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-3, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai có buổi làm việc với Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Food Việt Nam về việc thực hiện dự án thí điểm trồng khoai tây sản lượng cao trên địa bàn tỉnh và đi thăm, kiểm tra thực tế dự án tại huyện Chư Sê. 

Người dân thu hoạch khoai tây. Ảnh: Lê Nam
Các đơn vị kiểm tra thực tế người dân thu hoạch khoai tây. Ảnh: Lê Nam

Năm 2020, Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Food Việt Nam thực hiện dự án thí điểm trồng khoai tây sản lượng cao trên địa bàn huyện Chư Sê và Đak Đoa với diện tích 36 ha. Sau hơn 3 tháng trồng thử nghiệm cho thấy, giống khoai tây sản lượng cao mà Công ty đưa vào trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, bình quân đạt 26-28 tấn/ha, có nơi đạt 32 tấn/ha.

Theo tính toán của Công ty, 1 ha khoai tây sản lượng cao đầu tư khoảng 117 triệu đồng gồm: tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc, thu hoạch. Với giá thu mua của Công ty hiện nay là 8.200 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí đầu tư, người dân lãi gần 100 triệu đồng/ha. Đây là cơ sở để Pepsico Food Việt Nam tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai dự án mở rộng vùng trồng khoai tây sản lượng cao trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

Sau khi làm việc với Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Food Việt Nam, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đã đi khảo sát thực tế tại vùng trồng khoai tây sản lượng cao tại xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê. Ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Đây là mô hình mới nhưng bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế khá cao. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh sẽ hỗ trợ tích cực để Công ty triển khai thực hiện mở rộng dự án, liên kết với người dân và từng bước hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, việc mở rộng dự án trồng khoai tây sản lượng cao cũng hoàn toàn phù hợp với Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

 

LÊ NAM
 

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.