Không đâu sung sướng bằng quê hương mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, chúng tôi có dịp trò chuyện với ông Ksor Hyech (SN 1960, Việt kiều Mỹ) khi vợ chồng ông về thăm thân ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, Gia Lai). Trong câu chuyện của mình, ông Hyech nhiều lần khẳng định: Không đâu sung sướng bằng quê hương mình. 
Tháng 2-2001, ông Hyech đặt chân đến TP. Greensboro, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Nhưng cuộc sống ở đây không phải là “thiên đường” như những gì ông được nghe trước đó. Sau 6 tháng, hết trợ cấp, ông phải tự kiếm tiền nuôi thân. Bất đồng ngôn ngữ, không có phương tiện đi lại, ông gặp rất nhiều rắc rối và phải làm những việc cực nhọc như phụ hồ, cắt cỏ… “Lúc ấy, tôi rất chán nản, buồn bã, muốn quay trở về Việt Nam nhưng không biết phải làm thế nào. Vì vậy, tôi chỉ còn cách cố gắng học tiếng để kiếm một công việc ổn định hơn. Thế rồi, tôi cứ bị cuốn theo guồng quay cuộc sống và quen dần với nó. Năm 2006, tôi bảo lãnh vợ và 4 con sang Mỹ, còn 3 đứa con ở lại quê nhà. Vợ tôi lớn tuổi rồi, lại lạ khí hậu nên đau ốm suốt nhưng vẫn phải đi làm để kiếm tiền. Các con gái làm nail, con trai một đứa đi lắp điện thuê, một đứa đi làm ở thành phố khác. Đây là lần thứ hai tôi được về Việt Nam, còn các con chưa có dịp về thăm quê hương”-ông Hyech tâm sự.
  Ông Ksor Hyech (thứ 2 từ trái sang) trò chuyện với cán bộ an ninh Công an huyện Ia Grai về cuộc sống ở Mỹ. Ảnh: T.T
Ông Ksor Hyech (thứ 2 từ trái sang) trò chuyện với cán bộ an ninh Công an huyện Ia Grai về cuộc sống ở Mỹ. Ảnh: T.T
Trong câu chuyện, ông Hyech không ngại bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về bản chất lừa bịp của tổ chức FULRO lưu vong ở Mỹ. Ông kể, thời gian đầu qua Mỹ, ông vẫn tham gia tổ chức này, nhưng rồi sớm rời bỏ. Ông lý giải: “Tôi đến với Ksor Kơk 3 tháng. Trong 3 tháng đó, tôi nhận ra ông ta không phải làm cho dân được phát triển, được hạnh phúc như lời nói mà là để trục lợi tiền bạc cho mình và gia đình. Vì vậy, tôi quyết tâm từ bỏ, không muốn lún sâu vào những việc làm vô ích nữa. Từ năm 2004 đến 2008, tôi học mục sư và được cấp chứng nhận, sau đó đứng ra thành lập điểm nhóm Tin lành riêng. Tôi bây giờ cố gắng “cứu” những người còn ở tổ chức của Kơk để họ quay lại con đường đúng đắn. Theo tôi được biết, sau khi Kơk chết, có lẽ tổ chức này không phát triển được nữa. Một mình Kơk như vậy là đủ rồi, dù có lừa phỉnh, mưu mẹo như thế nào thì rồi mọi người cũng nhận ra thôi”. 
Ông Hyech cho biết, ông quản nhiệm một hội thánh mới ở TP. Greensboro có tên là “Tình thương yêu” với 200 tín đồ, gồm người Jrai, M'Nông, Ê Đê. Những người này trước đây đều tham gia sinh hoạt tại cái gọi là “Nhà thờ Tin lành Đê ga” nhưng đều đã từ bỏ để gia nhập Hội thánh Tin lành thuần túy do ông Hyech lập ra.
Trong những ngày ngắn ngủi ở Việt Nam, ông Hyech tranh thủ đến gặp gỡ bà con một số làng ở huyện Ia Grai để kể về cuộc sống khó khăn ở Mỹ, vạch trần bản chất và âm mưu thâm độc của bọn phản động FULRO lưu vong, giúp bà con nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe chúng lừa phỉnh. Nói về tình trạng một số đối tượng FULRO lưu vong tuyên truyền vào địa bàn tỉnh, xúi giục bà con vượt biên để được đi nước thứ ba, ông Hyech nhiều lần nhấn mạnh rằng, Mỹ và nhiều nước khác đã thắt chặt chính sách nhập cư. Việc người dân vượt biên là đi vào con đường nguy hiểm. Ông Hyech nói: “Bà con đừng đi vào con đường rủi ro để rồi bệnh tật, chết chóc dọc đường, khổ cho gia đình, cho bản thân mình. Ở đâu cũng vậy, chăm chỉ làm việc mới ổn định cuộc sống. Việt Nam là đất nước đang phát triển, không thiếu người nhờ chăm chỉ mà giàu có, hạnh phúc. Ở Mỹ, cuộc sống của nhiều Việt kiều cũng chẳng dễ dàng gì. Họ muốn quay trở về Việt Nam nhưng không đủ tiền. Tôi về thăm thân được mấy tuần, sắp phải đi rồi. Tương lai chưa biết chúng tôi có thể trở về đây sinh sống như mong ước không nhưng giờ đây, vợ chồng tôi rất hạnh phúc khi được buôn làng tha thứ lỗi lầm năm xưa, được gặp các cháu, các con, chứng kiến buôn làng giàu đẹp lên từng ngày. Không đâu sung sướng bằng quê hương mình…”.
 THÚY TRINH    

Có thể bạn quan tâm

Ia Rtô tập trung giảm nghèo thực chất, bền vững

Ia Rtô tập trung giảm nghèo thực chất, bền vững

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) đang gấp rút triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo. Công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, góp phần để các chính sách giảm nghèo được thực hiện hiệu quả, kết quả giảm nghèo thực chất và bền vững.
Chư Sê chủ động phòng tránh hạn vụ Đông Xuân

Chư Sê chủ động phòng tránh hạn vụ Đông Xuân

(GLO)- Cùng với thu hoạch vụ mùa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân chuẩn bị mọi điều kiện để gieo trồng vụ Đông Xuân 2023-2024. Trong đó, huyện chú trọng triển khai các giải pháp chống hạn ngay từ đầu vụ như: chọn giống ngắn ngày, chống chịu hạn tốt, gieo sạ sớm, chuyển đổi những diện tích thường xuyên bị hạn sang trồng các cây trồng phù hợp.

Kông Chro: Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo an cư

Kông Chro: Quan tâm hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Thực hiện Dự án 5 hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai phối hợp với huyện Kông Chro triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo hoàn thành xây dựng và sửa chữa 357 căn nhà. Việc an cư đã tạo động lực để các hộ này tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức cho hội viên đi thực tế

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức cho hội viên đi thực tế

(GLO)-

Thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí đạt chất lượng năm 2023, trong 3 ngày (30-11 đến 2-12), Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức chuyến đi sáng tạo tác phẩm báo chí tại Binh đoàn 15 cho các một số hội viên, nhà báo của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đứng chân trên địa bàn tỉnh.

Bàn giao nhà cho hộ nghèo huyện Kbang và Krông Pa

Bàn giao nhà cho hộ nghèo huyện Kbang và Krông Pa

(GLO)- Sáng 30-11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Rsai tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Kpă Lâm (buôn Chư Tê) thuộc diện hộ nghèo, khó khăn về nhà ở.
 Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật về việc nhận con nuôi

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật về việc nhận con nuôi

(GLO)- *Bạn đọc N.T.C. hỏi: Tôi năm nay 36 tuổi. Từ trước đến nay, tôi chưa đăng ký kết hôn hay chung sống như vợ chồng với ai, cũng không có con. Vì vậy, tôi có ý định xin cháu H. (4 tuổi) là con của em gái ruột tôi làm con nuôi. Vợ chồng em tôi cũng đồng ý cho tôi nhận cháu làm con nuôi. Xin luật sư cho biết theo quy định của pháp luật, tôi có được nhận cháu H. làm con nuôi hay không? Nếu được, tôi phải làm thủ tục nhận con nuôi ở đâu?