Khởi sắc Kon Chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 91% dân số. Những năm qua, Đảng bộ xã đã đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Kinh tế-xã hội ngày càng phát triển

Sau Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, Đảng ủy xã đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025. Trên lĩnh vực kinh tế, trọng tâm là tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hướng dẫn và tạo điều kiện để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để mang hiệu quả kinh tế.

Tiếp chuyện chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Võ Đình Huy phấn khởi chia sẻ: Ngành nông nghiệp của địa phương từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay, toàn xã có gần 1.990 ha cây trồng các loại. Trong đó, cà phê gần 121 ha, mía 79 ha, chuối 150 ha... Bên cạnh đó, xã còn vận động người dân trồng rừng sản xuất trên đất quy hoạch lâm nghiệp, trồng rừng phân tán trên diện tích đất nông nghiệp bạc màu, khuyến khích người dân mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi. Tổng đàn gia súc của xã gần 2.180 con, trong đó, đàn bò khoảng gần 2.000 con.

Nông dân xã Kon Chiêng thực hiện mô hình trồng gừng mang hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Nhật

Nông dân xã Kon Chiêng thực hiện mô hình trồng gừng mang hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Nhật

Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt của xã ngày càng khởi sắc. Cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, tỷ lệ đường xã được nhựa hóa và bê tông hóa đạt 100%, tất cả các tuyến đường trục thôn được cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm, 86,3% đường ngõ xóm đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm. Tất cả 8 làng có điện lưới quốc gia và số hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các làng, 8/8 làng có nhà văn hóa, 6/8 làng được công nhận “Làng văn hóa”. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 26,33%, hộ cận nghèo còn 22,65%. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Hiện xã đạt 7/19 tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

"Sau khi làng Ktu được cấp ủy và chính quyền địa phương thống nhất chọn xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy và UBND xã đã phân công cán bộ, công chức trực tiếp theo dõi, tham mưu giúp xã trong công tác chỉ đạo thực hiện. Đội ngũ cán bộ các ngành, đoàn thể thường xuyên phối hợp tuyên truyền hướng dẫn người dân nắm vững, đồng thuận hưởng ứng. Đến nay, làng Ktu đạt 15/19 tiêu chí làng nông thôn mới”-Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Hệ thống chính trị cơ sở hoạt động hiệu quả

Theo Bí thư Đảng ủy xã Đinh Nguiy: Năm 2022, Đảng ủy xã tập trung chỉ đạo xây dựng phương án nhân sự để tổ chức đại hội chi bộ và bầu trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2025. Tất cả 12 chi bộ trực thuộc Đảng bộ đã tổ chức thành công đại hội. Số lượng cấp ủy được bầu là 34 đồng chí, trong đó có 12 bí thư, tỷ lệ tái cử chiếm gần 56%, cấp ủy mới tham gia lần đầu hơn 44%... Tỷ lệ chi bộ thôn, làng có cấp ủy đạt 100%. Có 5/8 làng thực hiện mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Đảng bộ xã hiện có 195 đảng viên.

Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số xã Kon Chiêng tham gia Hội thi “Cán bộ làm công tác Dân vận - Mặt trận giỏi” huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật

Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số xã Kon Chiêng tham gia Hội thi “Cán bộ làm công tác Dân vận - Mặt trận giỏi” huyện Mang Yang. Ảnh: Thanh Nhật

Hàng năm, Đảng ủy xã chủ động xây dựng kế hoạch đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời, Đảng ủy xã duy trì việc phân công đảng ủy viên phụ trách, cùng tham gia sinh hoạt đảng tại các chi bộ, góp phần đảm bảo chất lượng sinh hoạt Đảng theo quy định, nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đồng bào dân tộc thiểu số xã Kon Chiêng luôn quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Đồng bào dân tộc thiểu số xã Kon Chiêng luôn quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật

Bên cạnh đó, Đảng ủy xã chú trọng bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ đảm bảo về trình độ chuyên môn, phù hợp với vị trí công tác, gắn với công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ. Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở tinh gọn và hoạt động hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Mặt trận và các đoàn thể xã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Qua đó trong năm 2022, người dân hiến hơn 3.100 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nguồn quỹ hơn 230 triệu đồng để hỗ trợ đầu tư sản xuất, tham gia ủng hộ ngày công làm mới và sửa chữa nhà ở cho các hộ khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống.

Ông Hip-Trưởng ban công tác Mặt trận làng Klah-phấn khởi chia sẻ: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương, cuộc sống của dân làng khá hơn trước rất nhiều. Phát huy truyền thống của xã anh hùng, mình phải có trách nhiệm gương mẫu và tích cực tuyên truyền vận động bà con chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, quyết tâm lao động sản xuất để có cuộc sống ấm no, góp phần xây dựng xã ngày càng phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.