Khóa học miễn phí bảo vệ trẻ trên môi trường mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục An toàn thông tin phối hợp với một số đơn vị mở lớp dạy kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh cấp hai và cấp ba. Lớp học online và miễn phí, dành cho cả trẻ khiếm thính.

Đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, khoá học nhằm tăng cường nhận thức và kỹ năng số cho học sinh THCS và THPT trên toàn quốc, được đăng tải trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà Onetouch với tên miền là onetouch.mic.gov.vn và onetouch.edu.vn.

Khóa học được thiết kế bài bản, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý và khả năng tiếp thu của học sinh THCS và THPT, bao gồm 5 chủ đề chính là giới thiệu về thế giới số, kiến thức nền tảng số, sức khỏe số, tương tác số và phòng tránh lừa đảo trên Internet.

Các chủ đề không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn có các bài tập thực hành, tình huống thực tế giúp học sinh rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng tự bảo vệ trên môi trường trực tuyến.

Nhiều mối nguy hiểm rình rập học sinh trên môi trường mạng. Ảnh minh hoạ.
Nhiều mối nguy hiểm rình rập học sinh trên môi trường mạng. Ảnh minh hoạ.

Nội dung được cập nhật theo xu hướng công nghệ mới nhất, giúp học sinh không chỉ sử dụng Internet an toàn mà còn biết cách khai thác hiệu quả các nền tảng số phục vụ học tập và phát triển cá nhân.

Đây là khoá học miễn phí, thời gian học tập linh hoạt, thuận tiện. Dẫn dắt khóa học là đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục số của Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT).

“Sự định hướng, truyền đạt của các chuyên gia đảm bảo chất lượng giảng dạy, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận những thông tin chính xác và hữu ích”, Đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.

Khoá học thuộc chương trình “Tư duy thời đại số”, được thực hiện trong khuôn khổ Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025.

Thông qua khóa học, học sinh THCS và THPT sẽ được trang bị các kiến thức thiết yếu bao gồm kỹ năng số và an toàn trực tuyến. Điểm nổi bật của chương trình là sự quan tâm đặc biệt đến học sinh khiếm thính khi thiết kế nội dung học liệu kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu trong giảng dạy, phù hợp với khả năng tiếp thu của các em.

"Đây là bước đi đầu tiên đầy ý nghĩa, mở ra cơ hội tiếp cận tri thức bình đẳng cho tất cả học sinh, kể cả những trẻ em khuyết tật, đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để an toàn trên môi trường mạng", đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.

Cũng theo cơ quan này, trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, trẻ em và thanh thiếu niên dành phần lớn thời gian trực tuyến để học tập, giải trí và giao tiếp. Đi kèm với những lợi ích là các nguy cơ như bắt nạt trực tuyến, lừa đảo trên không gian mạng, xâm phạm quyền riêng tư và nghiện Internet. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng số và kiến thức bảo vệ bản thân cho học sinh là điều cấp thiết hơn bao giờ hết.

Việc trang bị kiến thức kỹ năng số cho thế hệ trẻ là nền tảng để xây dựng một cộng đồng an toàn, lành mạnh và sáng tạo trong tương lai. "Chúng tôi hy vọng rằng thông qua khóa học này, mỗi học sinh không chỉ biết cách bảo vệ chính mình mà còn trở thành những đại sứ lan tỏa kiến thức về an toàn số đến cộng đồng", đại Cục an toàn thông tin chia sẻ.

Theo Nguyễn Hoài (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?