Kho thóc tình thương: "Bà đỡ" lúc giáp hạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mô hình “Kho thóc tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều gia đình hội viên, phụ nữ vượt qua khó khăn trong lúc giáp hạt.
Dơ Nâu là làng đầu tiên triển khai mô hình “Kho thóc tình thương” với 120 hội viên tham gia đóng góp 12 tấn thóc. Chị Htoach-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Dơ Nâu-cho biết: Cứ tới tháng 10 hoặc 11, sau khi thu hoạch, mỗi hội viên đóng góp 40-50 kg thóc. Đến tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau, Chi hội mở cửa kho thóc để hỗ trợ hộ nghèo hoặc cho hội viên vay. “Từ mô hình này, nhiều hội viên giải quyết được khó khăn về lương thực dịp giáp hạt, tránh được tình trạng mua nợ thóc với lãi cao từ bên ngoài”-chị Htoach chia sẻ. Nói về niềm vui mỗi năm nhận được thóc hỗ trợ, chị Than bày tỏ: “Nhà mình có 4 người nhưng thu nhập chỉ trông vào 6 sào mì, 2 sào lúa nên rất khó khăn. Vào mùa giáp hạt, gia đình vẫn thiếu trước hụt sau. Được Chi hội hỗ trợ mỗi năm 1 tạ thóc, mình mừng lắm. Nhờ số thóc này, gia đình mình bớt khó khăn hơn nhiều”.
“Kho thóc tình thương” của làng Pơ Nang (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang). Ảnh: Nhật Hào
“Kho thóc tình thương” của làng Pơ Nang (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang). Ảnh: Nhật Hào

Làng Pơ Nang cũng xây dựng thành công “Kho thóc tình thương”. Hơn 140 hội viên, phụ nữ trong làng tham gia quyên góp hơn 7 tạ thóc. Chị Pleng-Chi hội phó Chi hội Phụ nữ làng Pơ Nang-cho hay: Ngoài 4 hộ nghèo thì hộ cận nghèo vẫn còn nhiều. Vì vậy, khi mô hình “Kho thóc tình thương” được triển khai, chị em trong làng rất nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay, hơn 30 lượt hội viên được vay, mỗi hộ 50-100 kg thóc, nhiều hộ nghèo khác được cấp cho không 40-50 kg. “Ngoài mô hình này, cứ tới thời điểm giáp hạt, Chi hội lại triển khai mô hình “Hũ gạo tình thương” để quyên góp gạo hỗ trợ hội viên nghèo”-chị Pleng thông tin. Còn chị Nham thì bộc bạch: “4 năm nay, gia đình tôi đều được Chi hội cho vay 50-100 kg thóc. Ngoài ra còn được Chi hội hỗ trợ gạo từ mô hình “Hũ gạo tình thương”. Nhờ đó, gia đình bớt khó khăn hơn, đặc biệt mỗi dịp giáp hạt không còn lo thiếu đói nữa”.

Trao đổi với P.V, bà H’Nghanh-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã-nhấn mạnh: “Kho thóc tình thương” được xây dựng với mục đích cứu đói vào thời điểm giáp hạt. Vì thế, Hội đã triển khai trên tất cả 6 thôn, làng và huy động hầu hết chị em tham gia. Sau 4 năm triển khai, các làng đã thu được gần 47,5 tấn thóc, mỗi năm giúp 75 hộ vay (50-100 kg/hộ) và 48 hộ được hỗ trợ 40-50 kg/hộ. Ngoài ra, Hội cũng đang triển khai mô hình “Hũ gạo tình thương” tại một số chi hội để có thêm nguồn gạo hỗ trợ hội viên nghèo mỗi dịp giáp hạt. “Toàn xã có 874 hội viên, trong đó, hội viên nghèo vẫn còn 188 hộ. Cùng với việc xây dựng các mô hình gây quỹ giúp hội viên vay vốn phát triển kinh tế, tới đây, Hội tiếp tục hướng dẫn các chi hội duy trì hiệu quả mô hình “Kho thóc tình thương”; đồng thời, nhân rộng mô hình “Hũ gạo tình thương” để có thêm nguồn lương thực hỗ trợ hội viên nhằm giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống”-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã thông tin.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.