Khi người Jrai, Bahnar kinh doanh sân bóng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ người Jrai, Bahnar ở Gia Lai đã đầu tư xây dựng sân bóng đá, bóng chuyền nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình và góp phần thúc đẩy phong trào thể thao tại địa phương phát triển.

1. Nhiều năm qua, sân bóng đá, bóng chuyền của anh Puih Ngon (người Jrai, SN 1992, ở làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) trở thành nơi gặp gỡ của những người đam mê môn thể thao này.

Anh Ngon cho biết: Vốn đam mê thể thao, năm 2016, anh đã nhen nhóm ý tưởng xây dựng sân bóng đá bằng cỏ nhân tạo. Năm 2018, sau khi làm việc tại một công ty chuyên thi công sân cỏ nhân tạo tại TP. Đà Nẵng, anh quyết định trở về địa phương. Thời điểm đó, với sự hỗ trợ của bố mẹ và số tiền tích góp trong quá trình làm việc, anh đã vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để xây dựng sân bóng đá bằng cỏ nhân tạo (loại sân mini 5 người).

Năm 2020, thấy hiệu quả từ việc kinh doanh này, anh tiếp tục đầu tư xây dựng tại các địa phương khác. Đến nay, anh sở hữu 3 sân bóng đá cỏ nhân tạo (loại sân 5 người) và 5 sân bóng chuyền tại các xã: Glar (huyện Đak Đoa), Ia Dêr và Ia Hrung (huyện Ia Grai).

Ngoài ra, với kinh nghiệm có được khi làm việc tại TP. Đà Nẵng, anh còn nhận thi công xây dựng sân bóng cỏ nhân tạo. “Tùy theo chất lượng sân mà chi phí xây dựng cũng khác nhau. Trong đó, loại sân bóng đá 5 người giá dao động trong khoảng 250-300 triệu đồng, sân bóng chuyền từ 40 triệu đồng trở lên.

Từ năm 2018 đến nay, tôi thi công hơn 20 sân bóng đá bằng cỏ nhân tạo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, còn sân bóng chuyền thì rất nhiều. Sau khi trừ chi phí đầu tư, mỗi năm, gia đình tôi thu nhập hơn 300 triệu đồng từ việc kinh doanh sân bóng và thi công công trình liên quan”-anh Ngon chia sẻ.

Với việc xây dựng sân bóng cỏ nhân tạo, anh Puih Ngon (làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã góp phần thúc đẩy phong trào thể thao của địa phương phát triển. Ảnh: R.H

Với việc xây dựng sân bóng cỏ nhân tạo, anh Puih Ngon (làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã góp phần thúc đẩy phong trào thể thao của địa phương phát triển. Ảnh: R.H

Trò chuyện với chúng tôi, ông Siu Hnit-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-cho hay: Bên cạnh kinh doanh sân bóng, vào mỗi dịp hè, anh Ngon còn mở lớp hướng dẫn, dạy bóng đá miễn phí cho các em nhỏ trong làng. Anh cũng thường xuyên tổ chức giải bóng đá giữa các thôn, làng trong xã, góp phần giúp xã có nguồn cầu thủ chất lượng để tham gia các giải do địa phương tổ chức.

“Mới đây, đội bóng đá của xã đã giành chức vô địch giải bóng đá 5 người tranh cúp mùa xuân năm 2023 do huyện Ia Grai tổ chức. Sau đó, đội bóng đại diện cho huyện tham dự Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2023 và giành giải ba”-ông Hnit nói.

2. Cũng xuất phát từ niềm đam mê bóng đá và nhu cầu chơi thể thao của người dân, ông En (người Bahnar, làng Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa) đã xây dựng sân bóng đá bằng cỏ nhân tạo (sân 5 người). Ông En chia sẻ: Năm 2016, sau khi nắm bắt nhu cầu của người dân địa phương, ông đã mạnh dạn đầu tư 450 triệu đồng để xây dựng sân bóng đá kết hợp kinh doanh đồ thể thao và nước giải khát.

“Để quảng bá hình ảnh, từ năm 2016 đến nay, tôi tổ chức các giải bóng đá cho người dân và học sinh tại các thôn, làng tham gia. Qua đó, sân bóng được người khác biết đến; việc kinh doanh, in ấn đồ thể thao cũng phát triển hơn. Thời gian tới, tôi sẽ nâng cấp sân bóng cỏ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu thể thao của người dân”-ông En bộc bạch.

Với việc kinh sân bóng đá cỏ nhân tạo kết hợp kinh doanh đồ thể thao giúp gia đình ông En cải thiện thu nhập. Ảnh: R.H

Với việc kinh sân bóng đá cỏ nhân tạo kết hợp kinh doanh đồ thể thao giúp gia đình ông En cải thiện thu nhập. Ảnh: R.H

Theo ông Bùi Quang Thoại-Phó Chủ tịch UBND xã Glar: Toàn xã hiện có 3 sân bóng đá cỏ nhân tạo. Trong đó, 2 sân (loại sân bóng đá 5 người) của hộ gia đình người Bahnar. Loại hình này vừa tạo thu nhập cho bà con, vừa thúc đẩy phong trào thể thao của địa phương phát triển.

“Người Bahnar tại xã Glar rất đam mê thể thao, nhất là bóng đá. Từ phong trào bóng đá ở các thôn, làng đã giúp xã có cơ hội tìm kiếm, phát hiện các nhân tố nổi bật để bổ sung vào đội tuyển bóng đá của xã. Năm 2022, đội bóng của xã lên ngôi vô địch Giải Bóng đá thiếu niên huyện Đak Đoa năm 2022. Năm 2023, xã tiếp tục vô địch Giải Bóng đá nữ huyện Đak Đoa”-ông Thoại cho biết.

Có thể bạn quan tâm

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.