Khép lại kỳ “vượt vũ môn” với những nụ cười

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 2 ngày thi căng thẳng, chiều 28-6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc với bài thi Ngoại ngữ. Hơn 14.000 thí sinh Gia Lai nhẹ nhõm rời phòng thi với nụ cười rạng rỡ, khép lại kỳ “vượt vũ môn” thành công.

Thí sinh Gia Lai khép lại kỳ “vượt vũ môn” với những nụ cười sau bài thi Ngoại ngữ. Ảnh: Đ.T

Thí sinh Gia Lai khép lại kỳ “vượt vũ môn” với những nụ cười sau bài thi Ngoại ngữ. Ảnh: Đ.T

Môn Ngoại ngữ: Lấy điểm giỏi không khó

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có 14.246 thí sinh đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ, gồm: 14.224 thí sinh thi tiếng Anh, 13 thí sinh thi tiếng Trung, 5 thí sinh thi tiếng Hàn và 4 thí sinh thi tiếng Nhật.

Em Hoàng Văn Hiếu (bìa phải; điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) hài lòng với kết quả của cả kỳ thi. Ảnh: Phương Duyên
Em Hoàng Văn Hiếu (bìa phải; điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu, TP. Pleiku) hài lòng với kết quả của cả kỳ thi. Ảnh: Phương Duyên

Đề thi Ngoại ngữ có 60 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút. Rời điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku), em Hoàng Văn Hiếu vui vẻ cho biết: “35 câu hỏi đầu không khó, 15 câu sau có tính phân hóa thí sinh. Em nghĩ mình sẽ đạt điểm 7. Theo em, cả kỳ thi tương đối vừa sức, không quá khó với các thí sinh”.

“Em rất tự tin với bài thi môn Tiếng Anh chiều nay. Với khả năng của mình, em nghĩ sẽ đạt điểm 9. Sau kỳ thi, em hy vọng mình sẽ đạt số điểm cao và có thể bước chân vào ngôi trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh”-thí sinh Trần Tiến Phát-điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) cũng vui vẻ cho biết.

Thí sinh Trần Tiến Phát-điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) vui mừng nhận bó hoa chúc mừng từ người thân vì đã hoàn thành tốt kỳ thi. Ảnh: Trần Dung
Thí sinh Trần Tiến Phát-điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) vui mừng nhận bó hoa chúc mừng từ người thân vì đã hoàn thành tốt kỳ thi. Ảnh: Trần Dung

Với nụ cười tươi tắn trên môi, em Nguyễn Như Ý (điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tông, thị xã Ayun Pa) vui mừng chia sẻ: “Tiếng Anh là môn thi em làm tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này. Em chắc chắn mình được trên 8 điểm”. Còn thí sinh Lê Thị Vy Na (điểm thi Trường THCS thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) cũng khẳng định chắc nịch: “Đề thi môn Tiếng Anh vừa sức. Em ôn khá kỹ nên lấy điểm 9-10 không quá khó”.

Em Hoàng Tăng Phương Uyên (bìa trái)-điểm thi Trường THPT Trần Phú (huyện Chư Prông) phấn khởi vì đã hoàn thành bài thi Tiếng Trung. Ảnh: Ngọc Sang
Em Hoàng Tăng Phương Uyên (bìa trái)-điểm thi Trường THPT Trần Phú (huyện Chư Prông) phấn khởi vì đã hoàn thành bài thi Tiếng Trung. Ảnh: Ngọc Sang

Là thí sinh duy nhất đăng ký thi môn tiếng Trung tại điểm thi Trường THPT Trần Phú (huyện Chư Prông), em Hoàng Tăng Phương Uyên phấn khởi cho hay, chiều nay em làm khá ổn bài thi môn Ngoại ngữ. Năm nay, đề thi các môn không khó nên Uyên dự đoán em sẽ đạt tầm 7-8 điểm/môn. “Em sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển vào Khoa Ngôn ngữ Trung-Trường Đại học Duy Tân (TP. Đà Nẵng) nên điểm thi môn Ngoại ngữ có ý nghĩa rất quan trọng với em”-Uyên chia sẻ.

Đáng chú ý, trước kỳ thi, 349 thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh-IELTS và Tiếng Trung Quốc-HSK cấp độ 3 đã được miễn thi bài thi Ngoại ngữ theo quy định. Tuy nhiên, nhiều sĩ tử vẫn quyết thử sức tại kỳ thi nhằm tìm kiếm cho mình cơ hội tốt hơn để xét tuyển đại học.

Mặc dù được miễn thi bài thi Ngoại ngữ, song thí sinh Nguyễn Phương Anh (bìa phải)-điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương vẫn dự thi tiếng Anh với mong muốn tìm kiếm cho mình cơ hội tốt hơn để xét tuyển đại học. Ảnh: Mộc Trà
Mặc dù được miễn thi bài thi Ngoại ngữ, song thí sinh Nguyễn Phương Anh (bìa phải)-điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương vẫn dự thi tiếng Anh với mong muốn tìm kiếm cho mình cơ hội tốt hơn để xét tuyển đại học. Ảnh: Mộc Trà

Thí sinh Nguyễn Phương Anh-điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương-chia sẻ: Mặc dù thuộc diện được miễn thi môn Ngoại ngữ khi sở hữu đồng thời chứng chỉ Tiếng Anh-IELTS và Tiếng Trung Quốc-HSK cấp độ 5, song em vẫn dự thi tiếng Anh với mong muốn có được số điểm cao hơn.

“Bài thi tiếng Anh em làm khá tốt nên tự tin 95%. Các môn còn lại kết quả cũng đều khả quan. Mong rằng nguyện vọng được trở thành sinh viên ngành truyền thông của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) hoặc ngành Tiếng Trung thương mại của Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh của em sẽ thành hiện thực”-Phương Anh bày tỏ.

Audio: Cô Trần Tôn Thị Quý Vy-Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh, Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku) nhận định đề thi Tiếng Anh. Thực hiện: Nhóm P.V

Nhiều dự tính tương lai

Buổi thi cuối cùng, nhiều phụ huynh sẵn sàng đứng đợi con trước cổng trường với bó hoa trên tay để chúc mừng. Cầm bó hoa tươi thắm, em Trần Đặng Tấn Nguyên (điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tông, thị xã Ayun Pa) nở nụ cười rất tươi: “Em khá hài lòng với những bài thi của mình. Môn Hóa học em làm tốt nhất với khoảng 90%. Những môn còn lại khoảng 80%. Em hy vọng mình sẽ trở thành tân sinh viên ngành Xây dựng Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. Kế hoạch của em trong những ngày tới là sẽ đi chơi xa một chuyến cùng gia đình hoặc bạn bè để giải tỏa căng thẳng”.

Các thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa) vui mừng sau khi kết thúc môn thi cuối cùng. Ảnh: Vũ Chi
Các thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa) vui mừng sau khi kết thúc môn thi cuối cùng. Ảnh: Vũ Chi

Là thành viên nhóm từ thiện Fly To Sky, em Hoàng Văn Hiếu (điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu) cho hay, em sẽ cùng cả nhóm đi Đak Nông nhân hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập Mạng lưới tình nguyện quốc gia, sau đó tranh thủ thăm thú thắng cảnh Tà Đùng như một cách tự thưởng cho bản thân sau hành trình dài nỗ lực.

“Qua xét tuyển học bạ, em cũng đã đậu vào khoa Triết-Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)”-Hiếu vui mừng cho biết thêm.

Thí sinh Nguyễn Như Ý (bìa trái; điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tông, thị xã Ayun Pa) dự định sẽ đi Nhật Bản định cư sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Vũ Chi
Thí sinh Nguyễn Như Ý (bìa trái; điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tông, thị xã Ayun Pa) dự định sẽ đi Nhật Bản định cư sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Vũ Chi

Vượt bao lo lắng cho kỳ thi quan trọng sau 12 năm đèn sách, mỗi thí sinh cũng chia sẻ những ấp ủ riêng cho tương lai. Em Nguyễn Như Ý (điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tông, thị xã Ayun Pa) kể, trước kỳ thi em đã đăng ký nguyện vọng vào Trường Đại học Kinh tế tài chính TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Marketing. Tuy nhiên, có thể cuối tháng này em sẽ sang Nhật Bản định cư theo diện bảo lãnh của người thân.

“Có thể sẽ lâu lắm em và các bạn mới có cơ hội gặp lại nhau. Em xin chúc mừng tất cả các bạn lớp 12A4. Em muốn nói: Em yêu tất cả các bạn!”-Như Ý nhắn nhủ trong niềm xúc động.

Thí sinh Đinh Thị Giang (bìa phải)-điểm thi Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Kbang) chia sẻ: “Có kết quả tốt nghiệp THPT, em sẽ đăng ký học nghề để đi làm sớm, đỡ đần bố mẹ”. Ảnh: Ngọc Minh

Thí sinh Đinh Thị Giang (bìa phải)-điểm thi Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Kbang) chia sẻ: “Có kết quả tốt nghiệp THPT, em sẽ đăng ký học nghề để đi làm sớm, đỡ đần bố mẹ”. Ảnh: Ngọc Minh

Trong khi đó, em Đinh Thị Giang điểm thi Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Kbang, huyện Kbang) cho hay, em không có nguyện vọng thi vào các trường đại học mà chỉ thi để xét tốt nghiệp nên cảm thấy hài lòng với tất cả môn thi của mình. Giang trò chuyện: “Có kết quả tốt nghiệp THPT, em sẽ đăng ký học nghề để đi làm sớm, đỡ đần bố mẹ”.

Các bậc phụ huynh cũng chia sẻ những cảm xúc khó quên sau hành trình sát cánh bên con. Đứng trước cổng điểm thi đón con, chị Nguyễn Thị Loan (thôn Trạm Lập, xã Sơn Lang, huyện Kbang) tâm sự: Chồng mất cách đây 3 năm, chị cố gắng trồng trọt, chăn nuôi kiếm tiền cho các con ăn học. Người con đầu hiện đang học đại học, người con thứ 2 là Phan Văn Thành thi tốt nghiệp THPT năm nay. Nhà cách điểm thi hơn 30 km nên sáng 27-6, mẹ con ra thị trấn Kbang thuê nhà trọ. “Hôm nay tôi như trút hết gánh nặng, lo lắng bao tháng ngày qua. Tôi hy vọng con làm tốt tất cả các môn thi để đạt được nguyện vọng, ước mơ của mình”-chị Loan nói.

Chị Nguyễn Thị Loan (thôn Trạm Lập, xã Sơn Lang, huyện Kbang) cùng người con út đến đón con đi thi. Ảnh: Ngọc Minh

Chị Nguyễn Thị Loan (thôn Trạm Lập, xã Sơn Lang, huyện Kbang) cùng người con út đến đón con đi thi. Ảnh: Ngọc Minh

Chiều 28-6, dưới cơn mưa tầm tã, nhiều phụ huynh tại 2 điểm thi Trường THPT Mạc Đĩnh Chi và Trường THCS Thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) vẫn đứng đợi con em hoàn thành bài thi cuối cùng.

Hai vợ chồng ông Y Kha và bà Ôn (làng Kon Sơ Lăng, xã Hà Tây, huyện Chư Păh) chia sẻ: “Điểm thi cách nhà khá xa nên cháu được các thầy-cô giáo trong trường gửi ở nhờ tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú của huyện, còn cơm nước thì bố mẹ lo. Các buổi thi vừa qua, cháu đều làm bài tốt, môn Toán thì hơi đuối một chút. Chiều nay thi xong, hai vợ chồng chờ con rồi cùng về nhà, kết thúc chặng đường 12 năm học tập miệt mài. Dù kết quả thế nào vợ chồng tôi vẫn luôn động viên con giữ vững niềm tin và nỗ lực hơn trong những chặng đường học tập sắp tới”.

Các thí sinh điểm thi trường THPT Mạc Đĩnh Chi (huyện Chư Păh) cười tươi rạng rỡ sau khi hoàn thành kỳ "vượt vũ môn". Ảnh: Đinh Yến
Các thí sinh điểm thi trường THPT Mạc Đĩnh Chi (huyện Chư Păh) cười tươi rạng rỡ sau khi hoàn thành kỳ "vượt vũ môn". Ảnh: Đinh Yến

Những nụ cười rạng rỡ, những bó hoa và cái ôm của cha mẹ dành cho con em mình sau kỳ thi vất vả đã khép lại một kỳ thi trọn vẹn, làm nồng ấm thêm không khí của Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) năm nay.

* Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong buổi thi Ngoại ngữ chiều 28-6, toàn tỉnh có 14.196 thí sinh dự thi Tiếng Anh (vắng 28 em); 12 thí sinh dự thi Tiếng Trung (vắng 1 em); riêng Tiếng Nhật và Tiếng Hàn, thí sinh dự thi đầy đủ. Công tác coi thi được triển khai đúng quy chế, không có cán bộ coi thi và thí sinh vi phạm quy chế thi.

* Sở Y tế cũng thông tin, chiều 28-6 có 1 thí sinh tại điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku) bị đau bụng, sau xử trí sức khỏe đã ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.