Khẩn trương thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bắt tay triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân.

12.jpg

Nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng”

Từ lâu, bà Rơ Lan H’Mõ (làng Sơr, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) luôn mơ ước được sống trong ngôi nhà xây kiên cố. Tuy nhiên, vì tuổi cao, sức yếu nên đó vẫn chỉ là mơ ước đối với vợ chồng bà. Khi được chính quyền địa phương xét hỗ trợ 60 triệu đồng xây dựng nhà ở theo chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, vợ chồng bà H’Mõ không giấu được niềm hân hoan. Sau gần 1 tháng xây dựng, ngôi nhà được bàn giao cho gia đình. Dọn vào ở trong ngôi nhà mới, bà H’Mõ rạng rỡ niềm vui, luôn miệng nói “cảm ơn!”.

Bà H’Mõ là bệnh binh. Vợ chồng bà có 6 người con đều đã lập gia đình và ra ở riêng. Ngoài số tiền trợ cấp hàng tháng, vợ chồng bà cùng các con chăm sóc hơn 100 cây cà phê sau vườn và hơn 2 sào lúa nước. “Con cháu mình vui lắm. Các con còn góp thêm tiền để xây nhà to, đẹp hơn. Mình tháo dỡ căn nhà cũ, tận dụng tôn làm nhà bếp cho con”-bà H’Mõ nói.

ubnd-huyen-chu-se-ban-giao-nha-trong-chuong-trinh-chung-tay-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-cho-gia-dinh-ba-hmo-xa-ia-hlop-huyen-chu-se-anh-hoang-vien-jpg.jpg
Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê bàn giao nhà trong chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình bà Rơ Lan H’Mõ (làng Sơr, xã Ia Hlốp). Ảnh: Hoàng Viên

Cùng chung niềm vui được hỗ trợ xây dựng nhà từ chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát dịp trước Tết Ất Tỵ 2025 tại xã Ia Hlốp còn có 2 gia đình bệnh binh và 2 hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Ông Cáp Hồng Việt-Chủ tịch UBND xã Ia Hlốp-cho biết: Các ngôi nhà mới đều đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng”: nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng và được bàn giao cho các hộ đưa vào sử dụng ngày 26-1. Ngoài kinh phí 60 triệu đồng/nhà do huyện hỗ trợ theo chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, chính quyền địa phương cũng vận động gia đình đối ứng khoảng 40 triệu đồng.

“Toàn xã còn 27 nhà tạm, nhà dột nát. Trước mắt, địa phương ưu tiên xóa 4 nhà dột nát cho gia đình chính sách ngay khi có kinh phí; đồng thời tiếp tục vận động các gia đình đối ứng để ngôi nhà thêm khang trang, rộng rãi”-Chủ tịch UBND xã Ia Hlốp cho biết thêm.

Qua rà soát, xã Ia Ake (huyện Phú Thiện) có 36 nhà tạm, nhà dột nát của 1 gia đình chính sách và 35 hộ nghèo. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Công Cự thông tin: Xã phân công cán bộ nắm bắt hoàn cảnh cụ thể và nhu cầu của các gia đình thuộc diện xóa nhà tạm, nhà dột nát; hướng dẫn các gia đình chuẩn bị hồ sơ liên quan và điều kiện cần thiết để ngay khi có kinh phí thì bắt tay triển khai.

“Địa phương thống nhất kinh phí tập trung để mua vật liệu, thuê thợ xây dựng, còn về ngày công thì vận động gia đình, người thân, Mặt trận, đoàn thể, lực lượng dân quân tham gia. Mục đích là để ngôi nhà đảm bảo diện tích và chất lượng tốt nhất có thể”-Bí thư Đảng ủy xã Ia Ake thông tin thêm.

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng trong năm 2025. Chương trình giàu ý nghĩa nhân văn này đã và đang nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực từ các cấp, các ngành, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp cùng các tầng lớp nhân dân. Riêng Gia Lai phấn đấu trong tháng 6-2025 sẽ hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

ubnd-thanh-pho-pleiku-hop-trien-khai-ke-hoach-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-tren-dia-ban-anh-ba-binh-jpg.jpg
UBND thành phố Pleiku họp triển khai kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Ảnh: Bá Bính

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, ngày 10-2, 9 xã thuộc huyện Ia Pa đồng loạt khởi công 18 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Mỗi hộ được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống, đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng”.

VŨ CHI

Nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các huyện, thị xã, thành phố đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; thường xuyên đánh giá tiến độ triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thống nhất phương án, cách thức trong triển khai xây dựng.

Ông Nguyễn Minh Trưởng-Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Ia Pa-cho biết: Toàn huyện có 507 hộ thuộc diện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ngày 10-2 vừa qua, huyện đồng loạt khởi công xây dựng 18 nhà. Sau đó, huyện tiếp tục khởi công các nhà tiếp theo với mục tiêu ưu tiên các gia đình chính sách, tiếp đến là hộ nghèo.

1-7383.jpg
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận 5 tỷ đồng do Công ty cổ phần Nông nghiệp Trường Hải tài trợ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh. Ảnh: P.D

Về kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát, Bí thư Huyện ủy Ia Pa cho hay: Địa phương sử dụng nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước và huy động các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn. Các xã thống nhất với gia đình thụ hưởng về mẫu nhà ở theo yêu cầu và vận động thêm kinh phí đối ứng.

Cùng với xin chủ trương khai thác cát tại chỗ để phục vụ xây dựng nhà ở, địa phương huy động các đoàn thể, lực lượng vũ trang tham gia ngày công để tiết kiệm chi phí. Qua nắm bắt tình hình, hầu hết các gia đình thụ hưởng không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà đã chủ động tham gia các phần việc và đóng góp thêm kinh phí xây dựng.

Thành phố Pleiku có 69 hộ thuộc diện xóa nhà tạm, nhà dột nát, tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Hồ, Chư Á, Ia Kênh và xã Gào. Trong đó, 41 hộ (3 gia đình người có công, 11 hộ nghèo và 27 hộ cận nghèo) được hỗ trợ xây nhà; 28 hộ (6 gia đình người có công, 5 hộ nghèo và 17 hộ cận nghèo) được hỗ trợ sửa chữa nhà. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình là hơn 4,1 tỷ đồng.

Các thành viên Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát thành phố trên cơ sở nhiệm vụ được phân công đã chủ động rà soát, nắm chắc tình hình từng hộ dân về nguồn gốc đất ở, nhà ở, khả năng đối ứng vốn, hỗ trợ nhân công và thống nhất nguồn kinh phí thực hiện.

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát vào ngày 5-2 vừa qua, UBND TP. Pleiku đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành chương trình trước ngày 30-4-2025. Chủ tịch UBND thành phố Đoàn Hữu Dũng đề nghị các cơ quan, phòng, ban liên quan phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa chương trình, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Đồng bào Jrai, Bahnar hướng về Quốc Tổ

Đồng bào Jrai, Bahnar hướng về Quốc Tổ

(GLO)- Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để tưởng nhớ và tri ân công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Không chỉ người dân miền xuôi mà 44 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có đồng bào Jrai và Bahnar cũng hướng về Quốc Tổ với niềm tự hào, thành kính.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho công nhân ngành điện

(GLO)- Nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho công nhân, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra, từ đầu năm đến nay, điện lực các địa phương tại Gia Lai đã đồng loạt ra quân diễn tập phòng-chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

Phường Yên Đỗ ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”

(GLO)- Chiều 4-4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Bảo hiểm y tế vì sức khỏe tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và Đại hội Đảng các cấp.