Khẩn trương hoàn chỉnh dự án xây dựng Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn huyện Mang Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 8-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Công văn số 2408/UBND-NL chỉ đạo khẩn trương hoàn chỉnh dự án xây dựng Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn huyện Mang Yang.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, UBND huyện Mang Yang và các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra hồ sơ dự án Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai; trong đó, lưu ý: Địa điểm thực hiện dự án đảm bảo phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, vùng sản xuất trọng điểm sản phẩm chủ lực của tỉnh và các quy hoạch, kế hoạch khác; xác định khả năng huy động nguồn lực, quy mô đầu tư, cơ cấu nguồn vốn (làm rõ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác)...; hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND tỉnh trước ngày 12-9-2023 để gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, cho ý kiến.

Khu tái định cư làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Ảnh: Hà Duy ảnh 1
Khu tái định cư làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Ảnh: Hà Duy

Trước đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 3283/SNNPTNT-CCPTNT ngày 24-8-2023 về việc đề xuất triển khai Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện; Ủy ban nhân dân huyện Mang Yang có Tờ trình số 244/TTr-UBND và Báo cáo số 456/BC-UBND ngày 24-8-2023 về việc đề xuất đầu tư Dự án Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện tại xã Kon Thụp.

Công trình được đề xuất xây dựng tại xã Kon Thụp là trung tâm của 5 xã phía Nam của huyện Mang Yang (Kon Thup, Lơ Pang, Đê Ar, Đak Trôi, Kon Chiêng). Đây là công trình dân dụng thuộc nhóm C; có quy mô đầu tư một số hạng mục trong khuôn viên đất rộng 14.880 m2 (gồm: Hạng mục nhà kho công trình cấp III, diện tích 2.100 m2 và các hạng mục phụ như: San nền, hệ thống phòng cháy chữa cháy - báo cháy tự động - đèn sự cố Exit, bể chứa nước chữa cháy, hệ thống điện nước tổng thể...). Tổng mức đầu tư dự án 15 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ 13,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 1,5 tỷ đồng; thời gian thực hiện trong năm 2023-2024.

Có thể bạn quan tâm

Đôi điều về nhà hàng đặc sản Tây Nguyên ở Pleiku

Đôi điều về nhà hàng đặc sản Tây Nguyên ở Pleiku

(GLO)- Tại TP. Pleiku, nhà hàng đặc sản truyền thống của đồng bào Jrai, Bahnar nở rộ đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Đây cũng là cách mời gọi du khách tìm đến, ghi dấu kỷ niệm với Pleiku, với Gia Lai; qua đó góp thêm nét phác họa về không gian văn hóa, trong đó có ẩm thực-khâu đột phá khá quan trọng trong chuỗi hoạt động tham quan, tìm hiểu của du khách.
Nhớ mưa rừng và chiếc móc võng

Nhớ mưa rừng và chiếc móc võng

(GLO)- Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những cán bộ, chiến sĩ quân-dân-chính ở rừng và trải qua những tháng ngày ròng rã dưới mưa, lúc thì ào ào trút nước trong những cơn giông mùa khô ập tới, khi rả rích suốt ngày đêm của mùa mưa Tây Nguyên. Vào mùa mưa, bầu trời xám xịt, úp lên những cánh rừng xanh thâm u, cứ như từ đâu có đấng vô hình nào đó chực chờ đổ nước xuống mặt đất không giờ phút ngơi nghỉ. Và, chuyện ngủ rừng giữa những đêm mưa của anh em chúng tôi thật đáng nhớ.
Chuyện cưới xin và làm nhà thời bao cấp

Chuyện cưới xin và làm nhà thời bao cấp

(GLO)- Những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, chuyện giúp nhau làm nhà trong cán bộ, công chức, viên chức ở huyện Chư Păh (nay là Ia Grai) khá phổ biến. Cũng không có gì là ngạc nhiên bởi lứa cán bộ, công chức, viên chức này trưởng thành sau năm 1975 nên vấn đề tìm hiểu rồi xây dựng gia đình với nhau là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Thu nhập ổn định từ nghề sản xuất dầu đậu phộng

Thu nhập ổn định từ nghề sản xuất dầu đậu phộng

(GLO)- Hàng năm, người dân xã Tân An (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) gieo trồng hơn 100 ha đậu phộng, năng suất bình quân 7,5 tạ/sào. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chị Đỗ Thị Thanh Vân và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đã đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất dầu đậu phộng nhằm tạo thu nhập ổn định cho gia đình và đáp ứng dầu ăn nguyên chất, tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ cho nông dân.