Khám phá di tích nhà thờ cổ trăm năm tuổi bên dãy Chư Đăng Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua hơn một trăm năm, ngôi nhà thờ cổ H'Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh của cây lá, khiến ta không khỏi nghĩ đến thuở đầu, khi tiếng chuông đầu tiên từ thánh đường này ngân vọng, dội vào vách đá trong thâm sâu đại ngàn.

 Nhà thờ cổ H'Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai). Ảnh: Chu Thế Dũng
Nhà thờ cổ H'Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai). Ảnh: Chu Thế Dũng
Nhà thờ cổ H'Bâu được xây dựng vào năm 1909, phía trước nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu). Xưa, muốn vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở cùng bao mối đe dọa trong lòng rừng già. Ảnh: Chu Thế Dũng
Nhà thờ cổ H'Bâu được xây dựng vào năm 1909, phía trước nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu). Xưa, muốn vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở cùng bao mối đe dọa trong lòng rừng già. Ảnh: Chu Thế Dũng
 
Đường đến nhà thờ cổ H'Bâu đi qua một vùng chiêm trũng mà người dân ở đây quen gọi là
Đường đến nhà thờ cổ H'Bâu đi qua một vùng chiêm trũng mà người dân ở đây quen gọi là "cánh đồng Ngô Sơn". Mạch ngầm từ lòng núi là "bầu nước ngọt" vô tận nuôi dưỡng những mùa vàng dưới chân ngọn Chư Nâm. Nước nguồn từ đây lại chảy mãi cho đến khi đổ ra hồ T'Nưng. Vào tháng 11, những thửa ruộng được tháo nước chờ đến ngày thu hoạch. Ảnh: Chu Thế Dũng
Qua hơn một thế kỷ, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh nên ngôi thánh đường này chỉ còn giữ lại được một phần tháp chuông và mặt trụ phía trước. Ảnh: Chu Thế Dũng
Qua hơn một thế kỷ, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh nên ngôi thánh đường này chỉ còn giữ lại được một phần tháp chuông và mặt trụ phía trước. Ảnh: Chu Thế Dũng
Dù trong làng đã xây dựng nhà thờ mới nhưng nhiều người J'rai vẫn ghé đến đây để dâng hoa và cầu nguyện mỗi ngày. Dưới tháp chuông, tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá được treo trang trọng như một sự tưởng nhớ của họ đến ngôi thánh đường cổ đang dần bị thời gian chôn vùi. Ảnh: Chu Thế Dũng
Dù trong làng đã xây dựng nhà thờ mới nhưng nhiều người J'rai vẫn ghé đến đây để dâng hoa và cầu nguyện mỗi ngày. Dưới tháp chuông, tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá được treo trang trọng như một sự tưởng nhớ của họ đến ngôi thánh đường cổ đang dần bị thời gian chôn vùi. Ảnh: Chu Thế Dũng
 Từ tàn tích tháp chuông của ngôi nhà thờ cổ, ta có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của núi Chư Đang Ya - một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước đang vào mùa dã quỳ nở rộ. Ảnh: Chu Thế Dũng
Từ tàn tích tháp chuông của ngôi nhà thờ cổ, ta có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của núi Chư Đang Ya - một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước đang vào mùa dã quỳ nở rộ. Ảnh: Chu Thế Dũng
 
Dưới chân hai ngọn Chư Đang Ya và Chư Nâm, người dân J'rai từ bao đời nay vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt đời thường và lao động. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên, trồng trọt và chăn nuôi trên những thửa đất bazan màu mỡ mà trời đất đã ban tặng. ​Ảnh: Chu Thế Dũng
Dưới chân hai ngọn Chư Đang Ya và Chư Nâm, người dân J'rai từ bao đời nay vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt đời thường và lao động. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên, trồng trọt và chăn nuôi trên những thửa đất bazan màu mỡ mà trời đất đã ban tặng. ​Ảnh: Chu Thế Dũng


Phạm Ly (LĐO)


 

Có thể bạn quan tâm

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.