Khám-chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip: Nhiều tiện ích cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 28-2, Bộ Y tế ban hành công văn hướng dẫn triển khai thí điểm khám-chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Cách làm này nhằm triển khai ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân.
Theo ông Lý Minh Thái-Phó Giám đốc Sở Y tế, việc thí điểm sử dụng CCCD gắn chip trong khám-chữa bệnh BHYT được triển khai tại các cơ sở y tế trên toàn tỉnh. Sở Y tế hướng dẫn cụ thể và chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị điều kiện thực hiện. Các cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo công khai cho người dân biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi khám-chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNEID) áp dụng cho công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp.
“Bước đầu thí điểm, nếu thông tin thẻ BHYT của người dân đã được tích hợp trong dữ liệu về CCCD thì họ có thể sử dụng CCCD khi khám-chữa bệnh. Trường hợp CCCD chưa tích hợp dữ liệu thẻ BHYT thì người bệnh xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID-Bảo hiểm Xã hội (BHXH) số để khám-chữa bệnh”-ông Thái cho biết.
Ông Lê Quốc Khánh-Phó Giám đốc BHXH tỉnh-thông tin: Bảo hiểm Xã hội tỉnh sẽ truyền thông rộng rãi đến người tham gia BHYT việc sử dụng CCCD gắn chip khi khám-chữa bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông báo tại các địa điểm trong cơ sở y tế để người dân dễ tiếp cận nhất. Do việc xác thực thông tin công dân giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đang được hoàn thiện nên lưu ý người dân khi khám-chữa bệnh lần đầu phải mang theo thẻ BHYT kèm giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc điện thoại thông minh có tích hợp ứng dụng VssID-BHXH số. Trường hợp người bệnh đã thực hiện được việc khám-chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip hoặc ứng dụng VNEID thì từ lần khám bệnh sau chỉ cần xuất trình CCCD hoặc qua ứng dụng VENID. 
Người dân làm thủ tục khám-chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Người dân làm thủ tục khám-chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính phục vụ người dân tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng được ngành BHXH và chính quyền địa phương quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch điện tử, liên thông dữ liệu thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, danh sách hộ gia đình đã hoàn thiện, tạo điều kiện cho người dân tham gia BHXH, BHYT thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đẩy mạnh áp dụng các phần mềm nghiệp vụ, phát huy chức năng kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu, hỗ trợ quản lý trong công tác thu, cấp sổ, thẻ và giải quyết, chi trả các chế độ, chính sách cho người dân. Kết nối liên thông dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT đến 100% cơ sở y tế ký hợp đồng khám-chữa bệnh BHYT trên địa bàn, góp phần kiểm soát, giám sát việc thực hiện các dịch vụ y tế của các cơ sở khám-chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT. Cùng với đó, tích cực chuyển đổi số, triển khai hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số. Toàn tỉnh có gần 100 ngàn người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đã cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số.
Với việc phối hợp triển khai thí điểm sử dụng CCCD gắn chip trong khám-chữa bệnh, ông Phan Công Tịnh-Trưởng phòng Giám định BHYT-BHXH tỉnh-chia sẻ: Việc sử dụng CCCD gắn chip trong khám-chữa bệnh BHYT đem lại nhiều tiện ích cho người tham gia BHYT, không cần mang theo thẻ BHYT giấy, thời gian thực hiện thủ tục được tiết giảm. Đối với các cơ sở y tế, việc tích cực, chủ động triển khai công tác thí điểm này mang lại lợi ích thiết thực trong khâu quản lý người bệnh. Trong quá trình triển khai thí điểm, nếu có vướng mắc phát sinh thì cơ quan BHXH có trách nhiệm phối hợp tháo gỡ để việc triển khai thuận lợi, hiệu quả.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).