Khai trừ 1 ủy viên BCT,kỷ luật nhiều ủy viên TƯ trong nửa nhiệm kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính cho biết từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có 59 cán bộ diện TƯ quản lý bị kỷ luật, trong đó có 13 ủy viên TƯ, nguyên ủy viên TƯ và khai trừ 1 ủy viên Bộ Chính trị.
Giới thiệu về Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành TƯ tại hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết TƯ 8, ông Phạm Minh Chính cho rằng, việc ban hành trách nhiệm nêu gương trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính
Theo ông, những năm gần đây Đảng đã có nhiều nghị quyết, quy định về nêu gương. Bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, ngăn chặn suy thoái, tham nhũng, tiêu cực…
Cam kết chính trị của TƯ với chính mình và toàn Đảng, toàn dân
Tuy nhiên, nhận thức về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên vẫn chưa đạt được như mong muốn. Đội ngũ cán bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là cấp cơ sở. Nhiều cán bộ, đảng viên năng lực, phẩm chất chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn.
Đặc biệt, có một bộ phận cán bộ cấp chiến lược thiếu học tập, tu dưỡng, tham nhũng, lãng phí, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
2 năm trở lại đây, UB Kiểm tra các cấp và các cơ quan chức năng đã kỷ luật nhiều tổ chức đảng và hàng nghìn cán bộ, đảng viên đương chức và về hưu. Đã có 59 cán bộ diện TƯ quản lý bị thi hành kỷ luật, trong đó có 13 ủy viên, nguyên ủy viên TƯ. Đảng đã kỷ luật khai trừ 1 ủy viên Bộ Chính trị.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ khẳng định: “Tăng trường trách nhiệm nêu gương của cán bộ cấp cao Đảng, Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, có sức mạnh lớn về mặt tinh thần, có sức lan toả mạnh mẽ trong cán bộ đảng viên và nhân dân”.
Các ĐB dự hội nghị
Các ĐB dự hội nghị
Trên cơ sở đó, các tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội và toàn dân có thể thực hiện kiểm tra, giám sát. “Việc ban hành Quy định nêu gương là một cam kết chính trị của TƯ với chính mình và toàn đảng, toàn dân”, Trưởng Ban Tổ chức TƯ nhấn mạnh.
Tổng bí thư làm Chủ tịch nước là phù hợp
Thông báo một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, ông Phạm Minh Chính cho biết, trước sự ra đi không mong muốn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, sau khi xem xét các cơ quan có chức năng, Bộ Chính trị đã tổ chức kiện toàn chức danh Chủ tịch nước. 
Căn cứ vào các quy định, trên cơ sở rà soát nguồn cán bộ cấp cao, dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện, các cơ quan chức năng thực hiện việc này hết sức thận trọng và bài bản, làm đúng các quy định của Đảng và nhà nước.
"Trong quá trình đó, Bộ Chính trị đã chỉ đạo việc xem xét kiện toàn chức danh Chủ tịch nước hết sức chặt chẽ, đúng quy định, tiến hành quy trình theo đúng các bước", Trưởng Ban Tổ chức TƯ khẳng định.
Sau khi tham khảo ý kiến các thành viên Bộ Chính trị, những người có trách nhiệm thì thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận chức danh này trong thời điểm hiện tại.
Sau đó tiến hành lấy ý kiến TƯ bằng phiếu kín, có 194/195 uỷ viên TƯ giới thiệu (99,5%). Trên cơ sở phiếu giới thiệu của TƯ, Bộ Chính trị mới thảo luận và biểu quyết thông qua 100% giới thiệu Tổng bí thư.
"Việc phân công, giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước được báo cáo với Ban chấp hành TƯ, tại hội nghị lần thứ 8, 100% đại biểu có mặt tán thành. Tại kỳ họp thứ 6, QH khoá 14 đã tiến hành đúng thủ tục, Tổng bí thư đã được bầu làm Chủ tịch nước theo đúng Hiến pháp, pháp luật với 476/477 phiếu", Trưởng Ban Tổ chức TƯ nói.
Cũng theo ông Chính, việc bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước đã được tiến hành thủ tục, trình tự, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khách quan, dân chủ, hết sức chặt chẽ.
Dư luận trong nước và quốc tế đều đánh giá, việc đồng chí Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là phù hợp.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ dẫn lại lịch sử, người đứng đầu Đảng đồng thời đảm nhận chức danh người đứng đầu Nhà nước có 2 giai đoạn. Từ 1951 sau Đại hội lần 2 của Đảng bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng đồng thời đảm nhận chức danh Chủ tịch nước đến 1969 (18 năm). 
Giai đoạn thứ 2 là tháng 7/1986, Tổng bí thư Lê Duẩn từ trần, tại hội nghị đặc biệt Ban chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư và giữ cương vị này đến 12/1986 (5 tháng).
"Như vậy trong lịch sử của Đảng, người giữ 2 chức danh đứng đầu Đảng và Nhà nước đã có. Tương tự, ở một số nước có thể chế như Việt Nam cũng có: Trung Quốc, Lào, Cuba", ông Phạm Minh Chính nêu.
Thu Hằng (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

(GLO)- Sáng 19-12, HĐND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khóa IV đã khai mạc kỳ họp thứ 10 nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra phương hướng, giái pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Dự họp có đồng chí Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.