Khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật "Linh thú thời nay"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Triển lãm gốm nghệ thuật "Linh thú thời nay" của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào chiều 10-8. Triển lãm trưng bày trên 30 bộ tác phẩm điêu khắc gốm về đề tài linh thú của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước

Báo Hà Nội mới đưa tin: Các tác phẩm tại triển lãm thể hiện sự kết hợp những yếu tố tạo hình của hội họa, ngôn ngữ của điêu khắc trong sáng tạo kiểu dáng, sự kế thừa tinh hoa gốm Bát Tràng truyền thống với những tìm tòi, sáng tạo mới trong màu men, hình khối của tác giả. Thông qua đó, các tác phẩm chuyển tải thông điệp ý nghĩa về truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam qua hình tượng các linh thú. Tiêu biểu có các tác phẩm: “Ngựa chầu”, “Cá rồng”, “Ngược dòng”, “Lân sư- đồng bản”, “Long ngư-đồng bản”…

Triển lãm thu hút sự quan tâm của khán giả. Ảnh: An Nhi/Báo Hà Nội mới

Triển lãm thu hút sự quan tâm của khán giả. Ảnh: An Nhi/Báo Hà Nội mới

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước tên thật là Trần Xuân Triều, sinh năm 1974, tại Thái Bình. Ông là người duy nhất được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú Bát Tràng nhưng không phải là người sinh ra ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Thời mới về Bát Tràng, năm 1996, Trần Nam Tước chỉ là một thợ giúp việc trong các nhà lò gốm. Trong quá trình làm ở đây, ông đã không ngừng nghiên cứu, thể nghiệm và nhận thấy những giá trị của men gốm Bát Tràng. Với tư duy làm gốm riêng có của mình, ông đã nhìn thấy những dòng men tưởng như rất đơn giản mà lại vô cùng xuất sắc. Ông sử dụng chất liệu sản xuất đầu vào không cầu kỳ, chú trọng men với quan điểm làm gốm “đơn giản đầu vào, thận trọng đầu ra, tránh xa sao chép”.

Mặc dù là người đi sau kế thừa học hỏi tinh hoa, song những sản phẩm của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước đã để lại dấu ấn cá nhân, tái hiện lại sự tinh hoa làng nghề và luôn được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.

Phát biểu tại lễ khai mạc, họa sỹ Lương Xuân Đoàn-Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam khẳng định, trong triển lãm này, Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước đã mang đến cho công chúng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gốm mang đậm hồn cốt văn hóa truyền thống của người Việt. Bằng bàn tay tài hoa của mình, Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước đã tạo nên nhiều tác phẩm điêu khắc gốm có giá trị và có những đóng góp mới cho sự nghiệp phát triển đa dạng của giới nghệ thuật đương đại Việt Nam. Ông đã thành công trong việc "níu" lại những giá trị văn hóa cổ mang đậm hồn cốt Việt trên từng tác phẩm của mình. Qua đó có thể thấy, với những nỗ lực trong sáng tạo của các nghệ sỹ, nỗ lực trong việc kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa cổ xưa, các nghệ nhân, nghệ sỹ đã làm nên câu chuyện mới, câu chuyện khác cho nghệ thuật gốm Việt Nam.

Triển lãm "Linh thú thời nay" mở cửa đến hết ngày 20-8-2023 tại tầng 1, nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.