Khai mạc triển lãm ảnh Kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lễ khai mạc Triển lãm ảnh Kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023) đã khai mạc sáng 27-2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội.

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Triển lãm do Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã cắt băng khai mạc.

Đồng chí Võ Văn Thưởng và các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Báo Công an nhân dân Online

Đồng chí Võ Văn Thưởng và các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Báo Công an nhân dân Online

Phát biểu khai mạc tại triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh: Triển lãm ảnh Kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam trưng bày 80 bức ảnh, được bố cục thành 2 phần.

Phần thứ nhất là các ảnh tư liệu, phần lớn là ảnh đen trắng, được chụp và lưu trữ từ năm 1945 đến nay, trong đó có bản chụp toàn văn Đề cương về Văn hóa Việt Nam in trên Tạp chí Tiên phong số 1, tháng 11 năm 1945; ảnh về Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và văn nghệ sỹ.

Phần thứ hai là ảnh về những thành tựu trong gìn giữ, phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hoá Việt Nam và một số hoạt động văn hóa nghệ thuật nổi bật những năm gần đây.

Các bức ảnh trưng bày tại triển lãm cho thấy, xuyên suốt chiều dài lịch sử 80 năm qua, từ khi bản Đề cương về Văn hóa ra đời đến nay, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển văn hoá. Với sự quan tâm đó và những định hướng, chỉ đạo đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng, văn hóa Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.

Báo Công an nhân dân Online đưa tin: Ngoài những hình ảnh ghi lại những giá trị văn hóa trường tồn của dân tộc, triển lãm còn trưng bày các bức ảnh về một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao nổi bật những năm gần đây như: Hội thảo Văn hóa 2022 chủ đề ‘’Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa’’; Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”, SEA Games 31…

Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ngày 27-2 và sẽ trưng bày tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 28-2-2023-Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin.

    Có thể bạn quan tâm

    Đoàn viên xã Tuy Phước đang kiểm tra sách. Ảnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước

    Xã Tuy Phước phát động xây dựng “Tủ sách hy vọng”

    (GLO)- Từ ngày 20 đến 22-7, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước (tỉnh Gia Lai) phát động xây dựng mô hình “Tủ sách hy vọng”. Đây là hoạt động nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (dự kiến diễn ra trong tháng 8-2025).

    Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

    Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

    (GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

    Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

    Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

    (GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

    Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

    Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

    (GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

    Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

    Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

    (GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

    "Núi trên đất bằng"

    "Núi trên đất bằng"

    (GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

    NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

    Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

    (GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

    BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

    Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

    (GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

    Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

    Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

    (GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

    null