Khai giảng 4 lớp xóa mù chữ cho phụ nữ dân tộc thiểu số Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong 2 ngày (3 và 4-7), Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện khai giảng 4 lớp xóa mù chữ cho 162 học viên tại 2 xã Yang Bắc và Ya Hội.

Đa số các học viên là phụ nữ dân tộc thiểu số chưa từng đi học. Để không ảnh hưởng đến lao động sản xuất của chị em, lớp học được tổ chức vào buổi tối, 1 tuần 3 buổi. Trong thời gian 10 tháng, chị em được dạy chữ và kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, các phép tính cơ bản.

Tại lễ khai giảng, các học viên tham gia lớp học được hỗ trợ cặp sách, đồ dùng học tập. Ngoài ra, mỗi học viên được hỗ trợ 500 ngàn đồng/người khi kết thúc khóa học và được nhận chứng chỉ xóa mù chữ.

Khai giảng lớp xóa mù chữ cho người DTTS huyện Đak Pơ. Ảnh: Minh Châu

Khai giảng lớp xóa mù chữ cho người DTTS huyện Đak Pơ. Ảnh: Minh Châu

Lớp học được triển khai theo Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho Nhân dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Nhất là nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho hội viên phụ nữ, giúp các chị thuận lợi trong việc nuôi dạy con cái, tích cực tham gia các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.