Kết nối thị trường, mở rộng kênh tiêu thụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Diễn ra từ ngày 23 - 29.6 tại TP Quy Nhơn, Hội chợ Xúc tiến thương mại các HTX khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2025 do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức có 250 gian hàng của 20 tỉnh, thành phố và 50 doanh nghiệp. Sự kiện góp phần kết nối thị trường, quảng bá sản phẩm đặc sản từ các vùng miền với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đa dạng sản phẩm OCOP

Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP chất lượng cao được giới thiệu như: Chả mực Hạ Long, ruốc hàu Quảng Ninh, hạt Sachi Gia Lai, hương quế Trà Bồng, nước mắm cốt Thanh Hóa, nước cốt chanh mật ong Đồng Tháp, nước ép thanh long Bình Thuận, măng khô Yên Bái, yaourt sữa dê Tiền Giang, tôm khô Kiên Giang... Bên cạnh đó là các loại trái cây tươi và nông sản đặc trưng như chanh dây, vú sữa, mãng cầu, táo, nho, thanh long, sầu riêng…

Bà Đỗ Thị Kim Thông, Giám đốc HTX Thương mại - Dịch vụ - Du lịch và Xuất nhập khẩu Kim Thông (Hà Nội), chia sẻ: HTX mang đến các sản phẩm từ hạt sachi như hạt sấy khô, dầu ép lạnh, trà túi lọc, viên nang, bột dinh dưỡng. Trong đó, sachi nhân trắng sấy giòn là sản phẩm chủ lực đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao. HTX hiện nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm trứng gà nuôi bằng hạt sachi nhằm đa dạng hóa dòng sản phẩm dinh dưỡng.

Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Ngọc Phụng (Đồng Tháp) Bùi Thị Thanh Thủy cho hay: Đơn vị sản xuất các dòng mứt từ vỏ bưởi, cam, chanh, quýt cùng các sản phẩm phụ trợ như nước màu, nước trái cây lên men, muối ớt. Đây là lần thứ hai công ty mang sản phẩm đến hội chợ tại Bình Định. Không khí tổ chức chuyên nghiệp, khách tham quan khá đông, chúng tôi hy vọng sẽ tìm thêm được đối tác mới.

Liên minh HTX Quảng Ninh mang đến hội chợ 20 sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao như trà hoa vàng, ruốc hàu, chả mực, ruốc bề bề… Bà Nguyễn Thị Thu Cẩm, cán bộ Liên minh HTX Quảng Ninh, kỳ vọng: Tham gia hội chợ là cơ hội quý để các HTX quảng bá sản phẩm, kết nối đối tác và học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác.

Theo ông Vũ Quang Phong, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (Liên minh HTX Việt Nam), hội chợ giúp các HTX mở rộng thị trường, đồng thời nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại, thích nghi với chuyển đổi số. Nhiều nền tảng thương mại điện tử đã tạo cơ hội để HTX tiếp cận khách hàng trên diện rộng. Hội chợ là dịp để các đơn vị chuẩn bị bước vào môi trường số một cách chủ động hơn.

Khách tham quan mua sắm sản phẩm đặc sản, OCOP của các HTX trong cả nước tại hội chợ. Ảnh: HẢI YẾN

Khách tham quan mua sắm sản phẩm đặc sản, OCOP của các HTX trong cả nước tại hội chợ. Ảnh: HẢI YẾN

Nâng cao kỹ năng kinh doanh

Tại hội chợ, Liên minh HTX Bình Định giới thiệu nhiều sản phẩm đặc trưng từ các HTX trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 210 HTX với hơn 330 nghìn thành viên, hoạt động ở các lĩnh vực: Nông nghiệp, tín dụng, vận tải, tiểu thủ công nghiệp… Các HTX ngày càng phát huy hiệu quả, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho thành viên.

Nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh như bánh tráng, dầu phộng, tinh bột nghệ, nước mắm, dược liệu, nông sản..., được giới thiệu tại hội chợ, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và đối tác.

Một trong những điểm nhấn là chương trình tập huấn kỹ năng kinh doanh và tiếp cận thị trường trong nước cho các HTX năm 2025. Chương trình giúp HTX trang bị kiến thức thực tiễn về bán hàng trực tuyến, sử dụng hiệu quả các công cụ số trong tiêu thụ sản phẩm.

Trong khuôn khổ sự kiện các HTX, cơ sở, DN được hướng dẫn cách xây dựng gian hàng trên TikTok, xử lý tài khoản bị khóa và tổ chức thực hành livestream để rèn kỹ năng trình bày, tương tác trực tiếp với khách hàng.

Ông Nguyễn Thái Hoàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Dịch vụ Nông Ngư nghiệp Mỹ An (huyện Phù Mỹ), bộc bạch: Qua thử nghiệm livestream, tôi học được cách khắc phục lỗi khiến shop bán hàng trên TikTok bị khóa trước đây, đồng thời cải thiện kỹ năng giới thiệu sản phẩm.

Thông qua chuỗi hoạt động tại hội chợ, các HTX không chỉ tiếp cận thị trường và quảng bá sản phẩm mà còn từng bước nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số, khẳng định thương hiệu và mở rộng kênh tiêu thụ. Đây là bước đi quan trọng giúp đưa sản phẩm của Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, hướng tới phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng.       

HẢI YẾN

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null