Kbang triển khai kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trong dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 6-1, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý và vệ rừng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; đồng thời triển khai Kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán.

Năm 2022, Kbang đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng như: chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn cũng như các hoạt động gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng gắn với thực hiện cơ chế mua tin báo tố giác tội phạm; tiếp tục duy trì hoạt động Tổ liên ngành huyện; thành lập các chốt bảo vệ rừng (Chốt Suối nước, xã Đak Smar; Chốt Thủy điện An Khê-Ka Nak, thị trấn và Chốt làng Bôn, xã Lơ Ku)...
Trong năm, các ngành chức năng, tổ liên ngành UBND các xã, thị trấn, các đơn vị chủ rừng đã phối hợp tổ chức tuần tra, truy quét 556 đợt. Qua đó phát hiện, bắt giữ 65 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (giảm 14 vụ tương ứng 17,72% so với năm 2021). Tang vật, phương tiện tạm giữ gồm: 128,856 m3 gỗ tròn, xẻ loài thông thường (giảm 117,137 m3 tương ứng 47,61 % so với năm 2021); 829 kg Hương, Sp; 7,7 Ster củi tạp; 3,5 kg động vật rừng; 15 xe ô tô, 26 xe máy, 10 cưa xăng, 8 công cụ khác. Diện tích rừng bị phá 8.134 m2 (2.500 m2 rừng đặc dụng, 5.634 m2 rừng sản xuất); qua đó, đã xử lý 61 vụ (hành chính 53 vụ, hình sự 8 vụ, có 22 vụ năm 2021 chuyển sang).
Huyện đã trồng rừng tập trung được 1.043,86 ha (trồng mới 595,79 ha đạt 297,95 % so kế hoạch, trồng lại sau khai thác 448,07 ha). Bảo vệ tốt diện tích, chất lượng rừng hiện có trên địa bàn; ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy; giảm các vụ việc, tính chất vi phạm trong lĩnh vực Quản lý bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản; nâng tỷ lệ che phủ đến năm 2023 đạt 70,3% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ, cây trồng phân tán).
 Ảnh: Hồng Hạnh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Hạnh
Tại Hội nghị, UBND huyện cũng đã triển khai Kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Quý Mão. Với phương châm: “Bám rừng, bám dân, bám già làng, trưởng bản và những người có uy tín" nhằm tăng cường các biện pháp, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng tại gốc; tiếp tục xây dựng mạng lưới “tai mắt” trong nhân dân, triển khai có hiệu quả cơ chế “mua tin báo”. Đồng thời, tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc 24/24 giờ tại các Trạm kiểm soát lâm sản và các Trạm cửa rừng; tổ chức truy quét ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, cất giấu trái phép, săn bắt động vật rừng; phá, lấn chiếm rừng làm nương rẫy trên địa bàn các xã và các khu rừng giáp ranh với các huyện, tỉnh bạn.
Huyện cũng đã xác định địa bàn trọng điểm về khai thác rừng trái pháp luật tập trung chủ yếu tại các xã Krong, Đăk Rong, Sơn Lang, Sơ Pai, Lơ Ku, thuộc lâm phần của các Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp: Krông Pa, Lơ Ku, Sơ Pai, Đăk Rong, Hà Nừng, Trạm Lập và Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh. Về phá rừng làm nương rẫy, chủ yếu trên lâm phần của các Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp: Lơ Ku, Sơ Pai; Ngoài ra, cũng xác định được các tụ điểm tàng trữ, cất giấu, mua bán và vận chuyển lâm sản trái pháp luật; các tuyến đường thường xảy ra tình trạng lâm tặc lén lút vận chuyển lâm sản; các đường tiểu ngạch, đường mòn ra vào rừng. Bên cạnh đó, chủ động nắm bắt thông tin, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận tải đi qua các Trạm kiểm soát lâm sản, tổ chức mật phục kiểm tra, bắt giữ, xử lý khi phát hiện vi phạm.

HỒNG HẠNH

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.