Kbang quan tâm nâng cấp hệ thống thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hàng năm, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) thường xuyên kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi trên địa bàn để kịp thời xuất ngân sách tu bổ, nâng cấp. Nhờ đó, các công trình thủy lợi bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ và phát huy hiệu quả trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Trên địa bàn huyện Kbang có 5 hồ chứa và 36 đập tràn cung cấp nước cho 937 ha lúa và hoa màu. Trong đó, 37 công trình thủy lợi nhỏ giao cho các xã quản lý, vận hành; còn 4 công trình thủy lợi vừa và lớn gồm: Buôn Lưới, Plei Tơ Kơn, Đak Dăng, Mơ Trai do Trạm Quản lý thủy nông huyện quản lý, vận hành.

Ông Tạ Đức Hưng-Trạm trưởng Trạm Quản lý thủy nông huyện-cho biết: Những năm qua, Trạm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng của huyện và các xã tiến hành kiểm tra, rà soát, đề xuất phương án sửa chữa, bảo trì để đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi.

“Năm 2023, với kinh phí 130 triệu đồng, Trạm đã tiến hành bảo dưỡng định kỳ, bôi trơn, chống rỉ trục qua cống, phát dọn mái thượng lưu, hạ lưu các công trình thủy lợi. Đến nay, công tác duy tu, bảo dưỡng đã hoàn tất, các công trình thủy lợi phát huy tốt công năng”-ông Hưng nói.

Đập tràn Đê Ba (xã Tơ Tung, huyện Kbang) thường xuyên được kiểm tra, tu sửa kịp thời, cung cấp nước sản xuất lúa, hoa màu. Ảnh: Ngọc Minh

Đập tràn Đê Ba (xã Tơ Tung, huyện Kbang) thường xuyên được kiểm tra, tu sửa kịp thời, cung cấp nước sản xuất lúa, hoa màu. Ảnh: Ngọc Minh

Xã Tơ Tung hiện có công trình thủy lợi Đê Ba và Suối Khăm cùng hơn 4 km kênh mương kiên cố và khoảng 3 km kênh mương đắp bằng đất cung cấp nước tưới cho 106 ha lúa, hoa màu. Từ đầu năm đến nay, xã được huyện hỗ trợ 150 triệu đồng để sửa chữa 160 m kênh chính, nâng cấp 70 m kênh nhánh, nạo vét đất bồi đắp 3 km kênh mương.

Phó Chủ tịch UBND xã Trần Thị Thơ cho hay: “Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo công chức địa chính-nông nghiệp phối hợp với các làng rà soát hệ thống kênh mương, kịp thời phát hiện sự cố phát sinh để đề xuất cấp trên bổ sung kinh phí khắc phục, sửa chữa, đảm bảo phục vụ sản xuất”.

Còn ông Lê Văn Quang-Chủ tịch UBND xã Đak Rong thì thông tin: Từ đầu năm đến nay, xã đã tiến hành sửa chữa lớn 3 công trình thủy lợi gồm: Kon Bông, Kon Trang, Đak Bok và sửa chữa 9 công trình thủy lợi khác với tổng kinh phí 318 triệu đồng.

“Để quản lý, vận hành tốt các công trình thủy lợi, UBND xã chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động sửa chữa, khắc phục hư hỏng nhỏ. Khi phát hiện hư hỏng lớn thì báo cáo để UBND xã có phương án tu bổ. Xã cũng chủ động xây dựng kế hoạch bố trí kinh phí để sửa chữa lớn các công trình có hạng mục đang xuống cấp; đề nghị cấp trên đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi Kon Trang để mở rộng diện tích canh tác thêm 30 ha”-ông Quang chia sẻ.

Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn xã Đak Rong (huyện Kbang) thường xuyên được tu bổ, nâng cấp để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. Ảnh: Ngọc Minh

Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn xã Đak Rong (huyện Kbang) thường xuyên được tu bổ, nâng cấp để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ. Ảnh: Ngọc Minh

Theo ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang, hàng năm, huyện trích từ nguồn vốn sự nghiệp dịch vụ công ích thủy lợi khoảng 2 tỷ đồng cấp cho các xã và một số đơn vị quản lý, vận hành các công trình thủy lợi. Năm 2023, huyện phê duyệt danh mục bảo dưỡng, sửa chữa 16 công trình thủy lợi với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng. Đến nay, hầu hết các công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa đúng kế hoạch đề ra.

“Ngay từ đầu năm, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với các xã và cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát các công trình hồ chứa thủy lợi, đập tràn; lập danh sách những công trình cần tu bổ, sửa chữa, nạo vét và có phương án xử lý kịp thời để bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả. Từ nay đến cuối năm, nhất là vào mùa mưa bão, chúng tôi tham mưu UBND huyện chỉ đạo Trạm Quản lý thủy nông, UBND các xã thường xuyên kiểm tra, vận hành công trình thủy lợi đúng quy trình, quy định; tích cực kiểm tra các hạng mục công trình thủy lợi trước và sau các đợt mưa bão để kịp thời sửa chữa, khắc phục hư hỏng phát sinh; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi”-ông Tình thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.