Kbang: Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân ở huyện Kbang, Gia Lai đã đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển kinh tế bằng việc hướng dẫn hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình sản xuất mới. Phong trào này không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới. 
Việc xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hội viên, nông dân là nhiệm vụ luôn được các cấp Hội Nông dân ở huyện Kbang quan tâm chỉ đạo và có nhiều biện pháp hỗ trợ. Ông Đinh Văn Lim-Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông-cho biết: Vừa qua, Hội đã phối hợp triển khai dự án nuôi bò sinh sản kết hợp với nuôi trùn quế. Dự án có 10 hộ hội viên tham gia, tổng kinh phí thực hiện là 300 triệu đồng do Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ. Quá trình triển khai dự án, Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hội viên. Về phía hội viên cũng đã chủ động xây dựng chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn theo quy định. Hiện nay, mô hình đang phát triển ổn định, việc nhân rộng là khả thi.
 Cây sả Java được nhiều nông dân ở huyện Kbang lựa chọn trồng để phát triển kinh tế. Ảnh: H.H
Cây sả Java được nhiều nông dân ở huyện Kbang lựa chọn trồng để phát triển kinh tế. Ảnh: H.H
Cũng theo ông Lim, để giúp hội viên, nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, Hội Nông dân xã Đông đã xây dựng các câu lạc bộ, nhóm chung sở thích về trồng trọt, chăn nuôi. Đặc biệt, Hội phối hợp với UBND xã thành lập Câu lạc bộ đan lát có 16 hội viên tham gia. Câu lạc bộ ra đời nhằm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm ngành nghề truyền thống và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên. Sau khi triển khai các dự án, mô hình, kinh tế của đa số hội viên đã phát triển hơn so với trước đây.
Không chỉ ở xã Đông, thời gian qua, hội viên, nông dân các xã, thị trấn của huyện Kbang đều tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, liên kết hợp tác trong sản xuất. Tiêu biểu trong số này có hộ ông Phan Văn Quyền (làng Stơr, xã Tơ Tung). Đầu năm 2019, gia đình ông Quyền đã đầu tư trồng 5 sào sả Java. Sau 3 tháng trồng, vườn sả đã cho thu hoạch. Mỗi lần thu hoạch cách nhau 40-50 ngày, gia đình ông thu được gần 10 triệu đồng. Ông Quyền cho hay: “Trước đây, tôi trồng ớt, mì, mía… nhưng hiệu quả không cao. Do đó, tôi chuyển sang trồng sả Java. Trồng sả rất nhàn, chỉ phải làm cỏ 1 đợt, sau đó sả phát triển át cỏ dại. Cây cũng chịu được hạn, phù hợp với điều kiện đất đai ở đây.”
Ông Lưu Viết Thưởng-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tơ Tung-cho biết: Hiện nay, trên địa bàn có một số hộ đang trồng dâu nuôi tằm, trồng sả. Nếu các mô hình này có hiệu quả, Hội Nông dân xã sẽ vận động người dân, nhất là các hộ người Bahnar làm theo để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện phong trào thi đua phát triển kinh tế, nhiều hộ hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Kbang đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới, đầu tư trồng cây mắc ca, cây dược liệu, cây ăn quả… Tính đến hết năm 2018, toàn huyện có hơn 3.400 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Qua phong trào thi đua, đời sống của hội viên, nông dân trong huyện không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, tổ chức Hội Nông dân cũng ngày càng vững mạnh, khẳng định được vai trò trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
HỒNG HẠNH

Có thể bạn quan tâm

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.