Kbang: Hiệu quả công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, lực lượng chức năng huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tăng cường công tác phối hợp, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn đã được kéo giảm đáng kể.
Huyện Kbang có hơn 121.341 ha rừng tự nhiên, trong đó có 5.033 ha rừng trồng và 6.512,46 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Phần lớn diện tích rừng có địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn. Trong khi đó, rừng có nhiều loại lâm sản giá trị nên nhiều đối tượng lén lút vào khai thác trái phép.
Để ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, cuối năm 2018, UBND huyện Kbang đã ban hành Quy chế phối hợp cụm liên kết bảo vệ rừng, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. Trên cơ sở quy chế này, thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm tăng cường phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự huyện, chính quyền các xã và lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ, phát triển rừng. Cùng với đó, các lực lượng thường xuyên phối hợp tuần tra, truy quét các tuyến đường, khu vực trọng điểm, vùng giáp ranh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở; chủ động ngăn chặn tình trạng dân di cư tự do, phá rừng làm nương rẫy. Huyện cũng tổ chức đoàn kiểm tra, truy quét tại các xã trọng điểm thường xảy ra tình trạng phá rừng như: Krong, Sơ Pai, Sơn Lang, Lơ Ku, Đak Rong, Kon Pne; phối hợp kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, bảo đảm các cơ sở này tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.
Lực lượng chức năng huyện Kbang khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: Lê Anh
Lực lượng chức năng huyện Kbang khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: Lê Anh
Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm và tổ liên ngành của huyện thường xuyên phối hợp cùng Đội Kiểm lâm cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng số 1, đoàn liên ngành thuộc Chi cục Kiểm lâm, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng tại khu vực trọng điểm về khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và vùng giáp ranh. Hạt cũng phối hợp tổ chức mật phục, chốt chặn tại một số khu vực đường tránh các trạm cửa rừng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phân công lãnh đạo giám sát, đôn đốc việc để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát phương tiện, lâm sản ra vào rừng; phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản; kiểm tra, giám sát chủ rừng trên địa bàn được phân công.
lực lượng chức năng huyện thường xuyên tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng
Lực lượng chức năng huyện Kbang thường xuyên tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Lê Anh
Nhờ làm tốt các mặt công tác nên thời gian qua, hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phần lớn các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp đều được phát hiện, xử lý nghiêm. Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng huyện Kbang đã phát hiện, bắt giữ 37 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (giảm 14 vụ so với cùng kỳ năm 2020); lâm sản tạm giữ gồm hơn 108,7 m3 gỗ; 360 kg cành, nhánh gỗ hương; 5 xe ô tô, 1 máy tời, 4 xe máy, 4 cưa xăng... Trong đó, ngành chức năng đã xử lý hành chính 30 vụ với số tiền xử phạt hơn 217 triệu đồng, buộc trồng lại 4.774 m2 rừng sản xuất và xử lý hình sự 7 vụ. Ngoài ra, UBND huyện Kbang cũng đã chỉ đạo các đơn vị thu hồi 859,27 ha/1.112,81 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm.
Ông Trương Thanh Hà-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang-cho biết: “Đạt được kết quả này là nhờ hệ thống quản lý, bảo vệ rừng từ huyện đến các xã, thôn và các đơn vị chủ rừng thường xuyên được củng cố. Tinh thần trách nhiệm của nhiều đơn vị được giao quản lý, bảo vệ rừng ngày càng nâng cao. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng được triển khai sâu rộng theo hướng tích cực. Tổ liên ngành của huyện và các xã, thị trấn, các đơn vị chủ rừng đã phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, truy quét lâm tặc trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật”.
LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.