Ia Sao: Tìm giải pháp nâng cao đời sống người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Ia Sao (huyện Ia Grai) có 4 thôn người Kinh và 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, chính quyền, MTTQ và đoàn thể xã đã tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua yêu nước gắn với xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng” được triển khai rộng rãi, thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên và bà con nông dân. Qua đó làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng, gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.
Ông Rơ Châm Thái-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Sao-cho biết: Hội thường xuyên vận động gia đình hội viên giúp đỡ nhau kinh nghiệm sản xuất và đời sống. Đồng thời, phối hợp với các ngân hàng giúp bà con vay vốn ưu đãi và hướng dẫn hộ vay sử dụng hiệu quả trong phát triển sản xuất, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 4,13%.
Cũng theo ông Thái, chi hội Nông dân thôn Tân Lập nhiều năm qua tích cực tuyên truyền và hướng dẫn nông dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Đến nay, số hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi chiếm 30% số hội viên, nông dân. Một điển hình khác là chi hội Nông dân làng Ó. Dân làng đã giúp nhau kinh nghiệm trồng cà phê và lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong làng, hầu hết các hộ đều có phương tiện đi lại, nghe nhìn, xe công nông, số hộ nghèo giảm còn dưới 10%. 
Cán bộ xã Ia Sao hướng dẫn nông dân sản xuất. Ảnh: T.N
Cán bộ xã Ia Sao hướng dẫn nông dân sản xuất. Ảnh: T.N
Hội viên Ksor Choih (làng Dút 1) cho hay: “Trước đây, mình chưa biết cách làm ăn nên cuộc sống khó khăn lắm. Được xã quan tâm hướng dẫn cải tạo vườn tạp, đưa cây trồng mới vào sản xuất, lại được Hội Nông dân xã tín chấp để vay vốn đầu tư chăm sóc vườn cà phê, trồng cây ăn quả, nuôi bò nên gia đình đã thoát nghèo”.
Khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, hội viên, nông dân càng có điều kiện tham gia xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, người dân đã tham gia ủng hộ hàng tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn. Ông Lê Văn Hải-Bí thư Đảng ủy xã Ia Sao-cho biết: Từ năm 2015 đến nay, bằng nguồn vốn chương trình nông thôn mới, vốn sự nghiệp và huy động đóng góp trong dân, xã đã xây dựng mới và sửa chữa 8,6 km đường giao nông thôn, nâng tổng số tuyến đường được trải nhựa và bê tông lên hơn 20,5 km, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ông Ksor Hyek-Trưởng thôn Dút 1-chia sẻ: “Dân làng đã góp gần 800 triệu đồng đầu tư làm 1,2 km đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phần lớn các hộ đã làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, xây dựng và cải tạo nhà ở khang trang, giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp. Đời sống của nhân dân trong làng ngày càng được nâng lên. Hiện làng Dút 1 đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới”.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Ia Sao, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025), thời gian tới, xã sẽ tập trung phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Khai thác tiềm năng đất đai, nâng tổng diện tích cây trồng lên gần 3.000 ha, quan tâm tái canh vườn cà phê già cỗi.
“Bên cạnh đó, xã cũng sẽ chú trọng đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số để đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo của xã còn dưới 4%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm”-ông Hải nêu quyết tâm.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.